Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2007

Một vài tản mạn nhân gặp tác giả thơ" Người Mẹ Bàn Cờ"..

1.Những ai đã tham gia phong trào đấu tranh SVHS đô thị miền Nam chắc hẳn đều đã từng nghe, từng hát ca khúc “Người mẹ bàn cờ” , thơ Nguyễn Kim Ngân, Trần long Ẩn phổ nhạc. Tên Nguyễn Kim Ngân, tác giả thơ “Người mẹ bàn cờ” qua đó đạ được đông đảo SVHS, nhân dân biết đến
Bài thơ ra đời năm 1970, nhân sự kiện Lonnon-SeriK Matak “cáp duồng”, đàn áp nhân dân VN tại Kampuchia năm 1970. Phản ứng trước hành động ấy, SVHS Sai gòn đã xuống đường tiến chiếm tòa đại sứ Kampuchia tại SG kéo dài non tháng. Tòa Đại sứ gần khu Bàn Cờ. SVHS chiếm giữ tòa Đại sứ bị phong tỏa, không ra, vô được, không có nguồn tiếp tế. SVHS phải nhờ đến nhân dân khu Bàn cờ để giúp đỡ cho lực lượng SVHS tranh đấu…Cảm động trước những hình ảnh và tình cảm ấy, NKN đã viết thành những câu thơ:
”Có người Mẹ Bàn Cờ, /Tay gầy tóc bạc phơ,
Chuyền cơm qua vách cấm, /Khi ngoài trời đổ mưa .
Có người chị Bàn Cờ/ Lính ngồi gác ngoài sân,
Nhận sinh viên là chồng/ Rồi đưa về đầu đường.
Có người em Bàn cờ/ Tảo tần đưa tin thơ
Đưa anh về cuối phố/ Rồi nhìn theo bơ vơ”
( Người Mẹ Bàn Cờ-).
Nhạc sỹ sinh viên Trần Long Ẩn cùng tham gia tranh đấu đã có cảm xúc, phổ nhạc bài thơ. Ca khúc Người Mẹ Bàn cờ đã được hát lên trên loa phóng thanh của lực lượng sinh viên tranh đấu trong những ngày đấu tranh. Gắn liền với hơi thở cuộc sống đấu tranh trong lòng đô thị miền Nam, ca khúc đã nhanh chóng đến với SVHS, mỗi con người quan tâm đến tình hình chính trị đất nước, miền Nam trước 30/4/1975. Người Mẹ Bàn Cờ nhưng cũng là những người Mẹ VN.Tôi và những bạn bè trong phong trào SVHS Đà Lạt hòa vào cuộc sống dân tộc xuống đường đấu tranh, “ Người Mẹ Bàn Cờ và những ca khuc sinh viên tranh đấu mà chúng tôi hay gọi là Nhạc Sinh viên đã vang lên trên đường phố, trong những cuộc hội thảo, những đêm đốt lửa đấu tranh; vang lên trong trường học, các đòan thể thanh niên tuổi trẻ Đà Lạt, Miền nam.. Sau năm 1975, nhạc sinh viên tranh đấu vẫn được vang lên trong những lần gặp mặt truyền thống….Tên Nguyễn Kim Ngân, một nhà thơ SV tham gia phong trào SVHS đấu tranh miền Nam từ những năm 1960-1972 đã gần gủi, thân thuơng với thế hệ thanh niên một thời…
-Người Việt Nam Bàn Cờ/ Tình Việt nam như tơ/ Đồng Việt Nam lầy lội/, Giặc đợi chết từng giờ..”
2. Sau 30 năm ngày đất nước 30/4/1975 nhân ngày gặp mặt tuổi trẻ phong trào SVHS đô thị Miền Nam tại Bình Quới. HCM. Nguyễn Kim Ngân có mặt, tuy chưa tiếp xúc nhưng anh em phong trào Sài gòn-Huế kể về cuộc sống hiện tại của Nguyễn Kim Ngân sau năm 1975..Là Sinh viên Khoa Triết Đại học Văn Khoa Sài gòn, tham gia phong trào SVHS từ năm 1960-1972, rồi bị bắt…NKN đã có nhiều bài thơ được tuổi trẻ sinh viên HS chuyền tay nhau đọc, nhận thức sâu thêm về cuộc sống của nhân dân, dân tộc miền Nam thời chiến tranh, kích thích thêm tinh thần yêu nước, dấn thân vào cuộc sống đấu tranh chung của “dân tộc” ..NKN đã về quê Sông Cầu-Phú Yên dạy học, sống cuộc sống bình thường của một người bình thường, đã sống thật sống với đất nước, với tất cả những gì mà mỗi con người VN phải chấp nhận sống và phải sống làm một con người chân thật dù cuộc sống không thật dễ sống…
“ Nổi vui thoáng ở đầu ngày
NổI buồn lại đến chất đầy đêm thâu”…
…”Nhớ nhau những lúc ra đồng
Nhớ nhau những lúc gánh gồng mà thôi
Qúa quen thuốc vấn trên môi
Aó quần bao cát, nón cời, dép râu
Qúa quen cơm ghé, canh rau
Nhà tranh vách lá đêm sâu không đèn..”
( Môt thời để nhớ)
Nhưng
“Một cuộc chơi không biết mấy canh dài
Được thì kẻ bại khiến buồn lây
Thua thì kẻ thắng làm ta nhục
Sân khấu trò đời bắt cuộc chơi”
( Cuộc chơi)
Và, NKN “Ta hỏi ta triền miên” :
“ Thức giấc mấy lần đêm/Xé lòng thành nhiều mảnh/Mảnh tương lai chua xót/Mảnh quá khứ xa mờ/ Có cái ác không ngờ/ Có cái tham không ngờ/ Cái thâm thì dễ hiểu/ Cái chết dần là thơ/ Lý tưởng là Chân, Thiện /Hay lý tưởng là tiền?Đời còn nhiều mặt nạ/ Ta hỏi ta triền miên/…../Sống với đời lừa lọc/ Ta hỏi ta triền miên/ ( 2004)
Bây giờ NKN đã nghỉ hưu!. Làm thơ hơn 40 năm nay mới xuất bản tập thơ đầu tay- “Sông chảy bên trời” và vừa mới được giới thiệu tại Đà Lạt chiều 28/10/2007 với sự có mặt của anh em bạn bè phong trào SVHS Sài gòn, Đà Lạt, những cựu tù nhân chính trị , những văn nghệ sỹ Đà Lạt, những bạn sinh viên hôm nay, những thân hữu, yêu Văn học nghệ thuật…Tôi đã gặp NKN- ngươi tặng thơ, người tặng nhạc. Nói không được bao câu nhưng cũng hiểu được phần nào…Trong tình cảm chân thành dù chưa như ý nhưng buổi giới thiệu, giao lưu..cũng để lại nhiều dấu ấn. Riêng, Đà lạt…cũng có những băn khoăn! Mong NKN, “Sông vẫn còn chảy mãi bên trời….”.
3.Những người tuổi trẻ ngày xưa hôm nay đã không còn trẻ. Nguời đã nghỉ hưu, chuẩn bị nghỉ hưu..nhưng tuổi trẻ SVHS ngày xưa hôm nay dù đã lớn tuổi, đã già nhưng ..tâm hồn vẫn luôn trẻ..Tiếng hát cất lên vẫn say sưa với bầu máu nóng! Hát với tình cảm nồng nàn của một thời tuổi trẻ. Hát vô tư với tình cảm, ước mơ chân thật của một thời..Hát, và …sau câu hát…
Cuộc đấu tranh xưa vì dân chủ, dân sinh, vì hòa bình, độc lập, tự do! “Dậy mà đi”,, “Xuống đường, xuống đuờng đập tan mọi xích xiềng…”; Hát trên đường tranh đầu_ “dù bạo quyền đem súng đạn áp bức..”; “Ta sinh ra là con dân nhà Viêt Nam, vì không muốn nước non sống trong điêu tàn, vì không muốn nước non sống trong lầm than…”; “Ôi Tổ quốc ta đã nghe lời réo gọi, trong tiếng hờn trong máu lửa ngụt trời…”; rồi, ”Sưu cao thuế nặng mười mấy năm nay giữa đô thành này, dân ta làm mà hàm không nhai,…. đồng bào ơi hãy đứng dậy…”; người cha bến tàu…“.những bao hàng nặng không bằng thuế, Cha vác bao giờ hết khổ đau…”; ….
Tuổi trẻ đã đi qua. Hôm nay không còn trẻ. Cuộc sống hôm nay dù sau hơn 30 năm những vấn đề dân sinh, dân chủ, những vấn đề thường ngày trong cuộc sống xã hội, những vấn đề của đất nước mà một thờI tuổi trẻ đã ước mơ, tranh đấu….vẫn còn…Hát, hát lên, qua câu hát như còn nhức nhối, nhưng vẫn “hừng hực, hừng hực lửa reo trong tim…”..!
Tuổi trẻ với tình cảm yêu nước nồng nàn. Lời ca, tiếng hát thể hiện ước mơ, lý tưởng của SVHS tranh đấu hôm qua. Hôm nay, những lần gặp mặt, lời hát ngày xưa vẫn còn vang vọng, tiếng hát vẫn nhiệt tình, rực lửa….
Tuổi trẻ ngày xưa hôm nay đã không còn trẻ nhưng tình cảm, ước mơ hẳn không già!…..

Không có nhận xét nào: