Thứ Bảy, 30 tháng 8, 2008

TẢN MẠN- MỘT CHÚT ...THU!

!


1.Thu. Mùa Thu!
Thời tiết Đà Lạt không có mùa Thu, chỉ có hai mùa mưa - nắng. Đà Lạt thành phố bốn mùa hoa, thành phố mùa xuân, xứ hoa Đào, xứ của ngàn thông.... Với sự biến chuyển của cuộc đời, môi trường, khí hậu và xã hội, tác nhân là con ngườI, Đà Lạt hôm nay một ngày bốn mùa- Xuân -Hạ- Thu – Đông…

Mùa Thu!. Tôi biết có mùa Thu Hà Nội. Có lá vàng …rơi, là vàng rơi đầy trên đường phố. Có mưa phùn, gió lạnh, ẩm ướt… Nhớ Thu Vàng – Cung Tíên; Thu Ca-Phạm Mạnh Cương; Mùa Thu cho em-Ngô Thụy Miên; Mùa Thu Hà Nội Trịnh công Sơn …cả Buồn tàn Thu - Văn Cao…;. Tiếng Thu -Lưu Trọng Lư , nhạc Phạm Duy “con Nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô..” (!)…

Mùa Thu Hà Nội năm ấy, một năm sau ngày tháng Tư 1975. “Con Nai vàng ngơ ngác” không đạp trên “lá vàng khô”. Hà NộI thủ đô chứ không phải “rừng thu”. Có “tiếng Thu”!. Nai trong sở thú… cũng đã quen nguời. Chỉ có con nai vàng…là tôi ngơ ngác đi trên đường phố Hà NộI!….Hà Nội không như tôi đã hình dung qua những bài học lịch sử; qua những trang văn thơ học trong nhà trường; không như những ca khúc tôi đã nghe…

2.Hà Nội, những ngày lần đầu tiên tôi được đặt chân đến-nhiều háo hức, nhiều tình cảm, nhiều tâm trạng. Chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc vừa mới đi qua. Trước đó, trong chiến tranh, tôi nghĩ không biết đến bao giờ mới được VỀ Hà NộI-Hà Nội Thủ đô, Thăng Long, Đông Kinh. Hà Nội của những dấu tích lịch sử không phai mờ trong dòng lịch sử và mỗi con tim Việt Nam. Những tên đường, tên phố nghe sao mộc mạc, thân thương, gần gủi..Hà Nội 36 phố phường-Hàng lược, Hàng Bông, Hàng Dầu, Hàng Gai, Hàng Nón;…Hồ Hòan Kiếm, Đền Ngọc Sơn, Tháp Bút; Văn Miếu, Ba Đình, Chùa Một Cột; Chùa Trấn Quốc; Hồ Tây,..Đường Cổ Ngư, Sông Hồng, sông Tô Lịch; Giảng Võ, Ô Cầu Giấy; Chợ Đồng Xuân….

Tôi yêu lịch sử, dấu tích lịch sử, bề dày lịch sử Việt Nam - Hà Nội!…. Lần đầu đến, những gì bề mặt, khác xa lắm những thành phố miền Nam tôi đã đi qua như Sài Gòn, Nha Trang, Vũng Tàu nhất là Đà Lạt nơi tôi sống..!.Hà Nội sau chiến tranh. Hà Nội bị nhiều tàn phá. Phố Khâm Thiên đã xây dựng lại. Làng hoa Ngọc Hà hoa lại đơm bông…Hà Nội còn nghèo nàn. Đường hẹp. Khu Gỉang Võ, Ô Cầu Giấy… vẫn còn nhiều nhà tranh, vách đất .. Phong cách, nếp sống, sinh hoạt, nói năng…không như nguời miền Nam, không giống những người Hà Nội sống ở miền Nam! Tàu điện,…cũng lạ, cứ leng keng, nối những cái toa với nhau như xe lửa, đủng đỉnh chạy giữa đường phố. Dân Hà Nội lúc đó còn nghèo, chổ ở chất chội, ăn mặc theo nếp sống nguời lao động. Cửa hàng, cửa hiệu chỉ tòan Quốc doanh; vệ sinh chưa được sạch sẽ. Chỉ có cửa hàng Ăn Âu ở phố Trường Tiền là hợp khẩu vị, nhưng vẫn nhếch nhác, khăn trải bàn trắng nhưng…vàng ố, không tinh tươm. Các cửa hàng không phải quốc doanh thì quá nhỏ hẹp, hàng hóa nghèo nàn không như cửa hàng, cửa hiệu ở phố thị Miền Nam. Chè chén, thuốc Lào, kẹo Lạc trong những quán tranh ven đường hoặc những căn phố nhỏ chật hẹp; không có những tịệm, những quán cốc càfé như trong Nam. Đường phố tòan những xe đạp, lại có cả biển số. Những cô sinh viên, công nhân…bận áo, quần tây, kaki…Tà áo dài …dường như không thấy. Những cô gái cũng chẵng có phấn son. Tính cách sinh hoạt mạnh mẽ, tươi tắn chứ không dịu mềm như cô gái miền Nam, Sài gòn, Đà Lạt … Nói năng, thì tôi không thể ngờ. Rất lạ lùng. Những tiếng văng tục, chửi thề dành riêng cho nam giới lại nghe “văng” lên từ miệng của những cô gái..đẹp, xinh xắn.!. (Cũng độc đáo(!), nhưng nếu sống ở miền Nam, làm dâu người miền Nam chắc…không ai chấp nhận đựoc!). Tà áo dài của phụ nữ Hà Nội thời ấy hầu như không có trên đường phố. Tôi thấy một lần, ngày hội Mừng Đại hộ đảng lần thứ IV “thành công tốt đẹp” tổ chức tại sân vận động Hàng Đẩy tôi mới thấy phụ nữ Hà Nội mặc áo dài và có trang điểm chút phấn son…. Cũng vẫn thướt tha, mềm mạI, xinh tươi nhưng “mô đen” thì như thời phụ nữ Miền Nam những năm 1960 …

3. Những ngày nghĩ học chúng tôi cũng thường hay đi chơi…cho biết Hà Nội. Chúng tôi nghĩ – là Thủ đô Xã hội chủ nghĩa nên rất an toàn, an ninh, không có những “tệ nạn” như móc túi, cướp bóc, đĩ điếm trước đó được nghe tuyên truyền như chỉ có ở Miền Nam trong âm mưu thủ đọan của “Đế quốc Mỹ và tay sai”! Ngày nghỉ hoặc có thời gian nghỉ là cứ đi chơi thoải mái, ban đêm cũng không sợ. Có những anh bạn học cùng khóa ngày đầu khi mới bước chân đến Hà Nội, trên đường từ Ga Hàng Cỏ đi xe điện về trường gần Ô Cấu Giấy đã bị móc túi. Có những đêm đi chơi công viên Thống nhất thấy nhiều cảnh trai gái thoải mái… yêu đương(!); Quần áo giặt, phơi phóng trong khuôn viên nhà trường…lại hay bị mất cắp. Nhiều lần như vậy, anh bạn tôi, tù chính trị Côn Đảo, tức quá, đứng trước sân trường mà chửi- xã hội chủ nghĩa mà …ăn cắp(!)… . Bạn bè thấy, vừa buồn cười, vừa lo, vừa sợ … Chúng tôi nghĩ, những hiện tượng ấy chỉ là …”cá biệt”, (Thì cũng là “cá biệt” chứ không quá trời, quá đất như bây giờ !) nhưng chúng tôi chẵng đứa nào dám đi chơi đêm nữa sau khi nghe Báo cáo về tình hình thanh thiếu niên chậm tiến Hà Nội ….…!
Tôi như “con Nai vàng ngơ ngác” đi trong thủ đô Hà NộI XHCN vừa mới thoát ra khỏi chiến tranh nên…cái gì cũng lạ; buồn cho Thủ Đô nhưng cũng phảI thông cảm, tự an ủi mình-Vì chiến tranh, sau chiến tranh mà!…

Những năm sau này có nhiều lần tôi lại được đi Hà Nội, sống ở Hà Nội thời gian dài hơn lúc đầu, qua được bốn mùa của Hà Nội. Lúc nóng thì nóng khiếp; mùa lạnh thì lạnh ghê người. Sợ nhất là gió mùa Đông Bắc tràn về. Đúng là rét chứ không phải lạnh như Đà Lạt. Rét…buốt cả xương. Dân Miền Nam chúng tôi lần đầu đến Hà Nội không quen cái rét buốt ấy, lên lớp ngồi học tất cả chúng tôi đều trùm mền, đầu đội mũ che kín tai…Thầy cũng phải …chịu thôi!

4. Hà Nội thay đổi nhiều từ sau thời kỳ đổi mới. Mỗi lần đến Hà Nội tôi thấy mỗi khác. Năm vừa qua tôi lại về Hà Nội, gặp lại người bạn học gần 20 năm trước. Sau khi có đôi chút men rượu, người bạn chở tôi đi thăm Hà Nội…ban đêm. Giới thiệu cho tôi những cái mới, cái cũ, cái hay, cái dỡ, cái xấu…. Trước đây mỗi lần đến Hà Nội tôi chỉ loanh quanh Hồ Gươm. Phố trung tâm quanh Hồ có thay đổi nhưng vẫn còn những nét cũ Hà NộI 36 phố phường. Hôm đó người bạn chở tôi đi cũng khá nhiều đường phố. Tôi không còn nhận ra những đường phố Hà Nội trước đây tôi đã đi bộ lang thang, mỏi giò trong khí trời nóng nực… Hà nội quá nhiều đổi thay. Mới đây lại mở rộng thêm nữa, Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội.Tôi mong Hà Nội vẫn còn là Hà Nội, và còn không chỉ một Hồ Gươm…. !

5. Cả nước đang vào mùa Thu tháng Tám! Từ sau ngày tháng Tám 1945, nói đến Mùa Thu nguời ta hay liên tưởng với Tháng Tám. Nói đến Mùa Thu như gắn liền với cách mạng mùa Thu! Khi ca khúc “mùa Thu chết” của nhạc sỹ Phạm Duy, “ Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo, Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi... “. Dù chỉ là phổ thơ Adieu của Guillaume Apollinaire nhưng Miền Nam lúc đó cũng đã có nhiều người phản ứng, phê phán-Sao lại mùa Thu chết?! Mùa Thu không thể chết!!… Mùa Thu không thể chết thì ...“Phạm Duy đã chết như thế nào”? ( NTV)
Khí thế của nhân dân khi thời cơ chín muồi. Cách mạng Mùa Thu tháng tám thành công quyết định bởi sức dân. Nhân dân đã vùng lên gìành độc lập, tự do, xóa bỏ cuộc đời nô lệ, giành quyền làm chủ đất nước. Dân chủ, Độc lập, Tự do như khí trời. Cả một dân tộc đã hít thở khí trời tự do !
- Đất nước hôm nay đang báo động về đạI nạn môi trường. khí hậu ….
-Hà Nội đã vào Thu. Một dấu son!

Bây giờ đã qua 63 năm. Những ai được sinh ra mùa Thu năm ấy nếu giờ còn ở thế gian này, có lẽ, tất cả đã nghỉ hưu!. Nghỉ hưu thôi chứ chưa phải nằm xuống theo lá vàng thu,” Buồn tàn Thu”!. Tôi có “Khúc Tình Thu”! ( 1987) Thu của tôi nhiều tâm trạng, nhiều suy tư…



“Mùa thu đã tới này em ơi em có đợi!
Mùa Thu đã tơi và em ơi em có vui!
Này em yêu ơi đừng vôi
Hãy ép chiếc lá vàng rơi
Hãy yêu và nhớ
Tình thu như lá vàng…

Mùa Thu đã tới này Thu ơi đừng hững hờ
Thời gian vàng đá mặn nồng hạ nắng qua
Còn nhau trên con đường dài
Còn nhau trong những buồn vui
Vẫn yêu và sống
Dù thương đau chất đầy
Mùa Thu ơi -có nhớ bao người…!.

Và em ơi hãy cảm ơn đời
Hạnh phúc nào chẵng những niềm vui
Lá vàng ươm màu xanh mong đợi
Trời thu gió heo may….….

Và em ơi hãy sống trong đời
Hạnh phúc sẽ đến trong mùa vui
Thu về bao lời còn nhắn gửi
Mùa Thu mãi trong tôi…


"http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/2798972878/" title="Khuc tinh Thu BC by anh dep NLDLD, on Flickr">Khuc tinh Thu BC




Mùa thu tháng tám 2008

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2008

ĐÀ LẠT, MỘT CHÚT ...NHỚ

"http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/2681768196/" title="GOLF by anh dep NLDLD, on Flickr">GOLF

1. Đà Lạt…ngày xưa hình như không có công viên!. VớI đặc điểm cao nguyên, đồI, núi, diện tích thông thoáng, Đà Lạt nhà vớI kiểu dáng Biệt thự. MỗI biệt thự mỗI ngọn đồi. Dân cư Nhà +vườn+ hoa. Rừng Thông trong phố. Nhưng Đà Lạt có công viên lớn nhất, đẹp nhất dù không có hoa nhưng lạI là tâm hồn, trái tim, là hoa, nắng, gió, yêu thương…của ngườI Đà Lạt. Những khi sương sớm, những buổI chiều tà; những tà áo dài tung tăng, thấp thóang trên đồi. Những sinh hoạt, nghỉ ngơi của nhân dân Đà Lạt-trẻ em, nguờI lớn; các trò chơi thả diều, máy bay điều khiển vô tuyến, pícnic, cắm trạI …; những nhóm bạn bè, những cặp gái trai đi dạo trên đồI hoặc ngồI tình tự, chuyện phiếm nhìn xuống mặt Hồ Xuân Hương, nhìn cuộc sống, sinh hoạt thành phố, nhìn nắng chiều, nhìn sương sớm, hoặc đi chơi những đêm trăng ĐồI Cù Đà Lạt đầy sương… ĐồI cù -chính là Công viên của NgườI Đà Lạ …ngày xưat. Khi ĐồI Cù Đà Lạt mất. Đà Lạt không còn Công viên, ngườI Đà Lạt như bị…hụt hẩng!

"http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/2692388316/" title="P1000522 by anh dep NLDLD, on Flickr">P1000522


ĐồI Cù được rào lại.. NgườI dân Đà Lạt muốn vào đó để xem, để nhớ, để yêu, thương…nhưng, giống như hình ảnh- một ngườI Đà Lạt chỉ có thể còn nhìn ĐồI Cù qua hàng rào . Nay cây che cao cả vành đaI ĐồI Cù rộng lớn, đi bộ bên ngoài không thể nhìn thấy bên trong VớI người Đà Lạt- ĐồI Cù đã mất! NgườI dân Đà Lạt hôm nay có thể chiêm niệm, nuốI tiếc ĐồI Cù Đà Lạt…từ xa…
Cái gì là ích lợI của đờI sống nhân dân?- Có lẽ, Lãnh đạo chưa nghĩ đến, ngoài …Tiền…
"http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/2691571415/" title="P1000510 by anh dep NLDLD, on Flickr">P1000510


2.Việt Nam có bệnh “phong trào”. Cái gì cũng là “phong trào”. Phong trào như là một nạn dịch. Xây dựng sân golf cũng là nạn dịch.
Theo bộ Kế hoạch và đầu tư, “cả nước hiện có 141 sân golf ở 39 tỉnh với tổng diện tích 49.268ha đất, trong đó có 2.625ha là đất lúa đã bị chuyển đổi mục đích sang làm sân golf.”; “Trung bình, đất trồng lúa ở nước ta chỉ khoảng 0,1ha/người. Nếu 2.625ha là đất lúa mất đi, sẽ có hơn 2,6 triệu nông dân mất việc”.
Sân Golf Đà Lạt trước đó không phảI là đất nông nghiệp. Sau 1975 đã có phong trào trồng cây và đã trồng thông trên đồI Cù, may mà thông không mọc, nhưng có mọc chăng nữa bây giờ …cũng đã là sân Golf. Nhưng nạn ô nhiểm môi trường, ô nhiểm nước Hồ Xuân Hương trước đây cho rằng do những nhà máy sản xuất Rượu, Bia gây nên, nhưng có phảI như vậy?. Về nạn ô nhiểm môi trường do làm sân Golf, “Theo kỹ sư Lê Anh Tuấn, trung tâm kỹ thuật môi trường và thuỷ lợi, khoa học công nghệ – đại học Cần Thơ, một sân golf 18 lỗ tiêu thụ 5.000m3 nước mỗi ngày, tương đương 20.000 hộ gia đình sử dụng. Mỗi sân golf phải tiêu thụ khoảng 1,5 tấn hoá chất mỗi năm, cao gấp ba lần so với canh tác nông nghiệp. Số hoá chất này bị nước tưới và nước mưa hoà tan trôi ra các ao hồ, sông suối và nước ngầm, tiếp tục làm nguồn ô nhiễm. Ngoài ra, việc trừ sâu bằng máy phun đã phát tán 90% độc chất vào không khí (Vĩnh Hòa -sgtt-18/72008).

Nhân dân thành phố Đà Lạt cần những khoảng trờI rộng lớn để thở vớI không khí trong lành- Xưa là thành phố Văn hóa, Tâm linh, nghỉ dưỡng. Nay, thành phố Du lịch! Những tính chất văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng…có còn?…-Văn hóa còn là Nhân Hóa!

"http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/2680883045/" title="Dalat3 by anh dep NLDLD, on Flickr">Dalat3

3. Phong cách con ngườI Đà Lạt – hiền hòa, thanh lịch, mến khách…định hình phong cách cùng vớI sự hình thành, phát triển Đà Lạt từ…trước ngày Mùa Xuân…năm ấy. !. Sau này, những tổ chức, con ngườI tiếp thị tuyên truyền về Du lịch tô đậm lên phong cách ngườI Đà Lạt, nay phong cách ấy có còn?! … Khách du lịch đã nói, gì, nghĩ gì ...về thành phố và con ngườI Đà Lạt?- Báo chí cũng đã nói nhiều, viết nhiều! Đà Lạt ngày nay có còn như Đà Lạt xưa. Đà Lạt nay trên con đường…phát triển, chỉ sợ rằng một ngày nào đó Đà Lạt sẽ không còn là Đà Lạt ! Đà Lạt sẽ là của thế hệ tương lai nhưng sẽ khổ cho thế hệ tương lai phải…làm lạI Đà Lạt vì cha ông nay …đang làm. Con NgườI Đà Lạt là Hoa của Thành phố. “Công nghệ mớI thờI hiện đạI” hoa thật, hoa giả …nhìn, …khó phát hiện. Cái khác nhau là…tâm hồn- chất sống của NgườI. Cây sẽ cằn khô nếu cây không có chất sống, không mọc lên từ Đất... Người ta là hoa của đất. NgườI không yêu hoa sao đất có thể nở hoa, thắm đẹp hương hoa. Con ngườI ai cũng có nơi chốn của mình. Nếu con nguờI không làm chủ được mảnh đất mình sống, không làm chủ được cuộc sống thành phố mình ở, không là ngườI chủ thì…sao “mến khách”,”thanh lịch”, hiền hòa”… (!). Những gì đang xảy ra, rồI cái gì sẽ đến … tất sẽ đến… Đời còn có luật Nhân - Qủa!



4.Mùa Hè năm nay khách lên Đà Lạt có vẻ nhiều. NgườI, xe cộ như ”chen ” nhau trong TP đang muốn …lớn, trên nhiều ngả đường, nhất là buổI chiều về ở trung tâm TP. Những ngày bình thường…thưa thớt, êm ả; những ngày cuốI tuần có vẻ ồn ả, đua chen. Khách miền xuôi, miền xa, xứ biển …muốn đến vùng núi cao, có khí hậu lý tưởng đã làm cho những đôi má cô thiếu nữ Đà Lạt ửng hồng…
Rừng, đồi núi…Đà Lạt đã mất dần thay vào là những khu chung cư, biệt thự, cơ quan, những dự án sản xuất.. Nhiệt độ của Đà Lạt đã tăng hơn. Miền xứ lạnh những buổI trưa nhiều gia đình , công sở … phải dùng quạt máy nhưng vẫn “lý tưởng” hơn những địa phương khác trong cả nước. Độ cao, khí hậu, màu xanh và cả con ngườI, phố thị…như đang nắm tay nhau…về quê trong cuộc sống giao thoa. Đà Lạt nay sao vẫn ngóng NgườI Đà Lạt xưa. Em Đà Lạt đi xa có về tìm nhau trong Đà Lạt nay có thể bị lạc lối. Hãy giữ cho nhau Đà Lạt ngày nào-Tâm hồn em-Tâm hồn hoa- Đà Lạt- Em!
Đà Lạt hôm nay thờI “công nghiệp hóa, hiện đạI hóa”, dắt díu nhau đi trong vòng chảo sườn đồi. Dẫm nát cỏ cây. Rừng Aí Ân nay đâu còn cây, còn suốI, thú rừng, chim muôn đã bị hóa kiếp ở cõI trờI xa. Cây rừng xưa nay thay những bóng ngườI, mái lợp đỏ, xanh . Cây thành rừng, ngườI sao xa lạ…



"http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/2702787969/" title="P1000496 by anh dep NLDLD, on Flickr">
="http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/2702801959/" title="P1000493 by anh dep NLDLD, on Flickr">P1000493

Đà Lạt, tốI thứ bảy, chủ nhật có “phố đi bộ”, ngườI lao động gọI là “phố cấm xe”. Nhìn dòng ngườI trên phố đi bộ ta có thể thấy quan niệm về thế giớI, nhân sinh xã hộI của ngườI lãnh đạo thành phố thờI đạI mớI!.Những buổI tốI “phố cấm xe” trên con đường vào phố chợ ta sẽ thấy cuộc sống, sinh hoạt ngườI lao động phố thị trong xã hộI “của dân, do dân, vì dân” như thế nào, sẽ thấy vì sao hơn 33 năm trước đây tiểu thương chợ Đà Lạt đã đấu tranh vì dân sinh, dân chủ… Mà, có lẽ cả đất nước này chứ có riêng gì đâu Đà Lạt.! Đà Lạt, có những con đường lớn, cao tốc, đại lộ thênh thang vài ba mươi cây số nhưng vào cửa ngỏ thành phố thành … những con đường hẹp, quanh co!
Gía đất cứ tăng cao. Dự án…mở rộng. Rừng vẫn bị tàn phá. Đất vẫn bị đào xới. NgườI “cư” vẫn chưa “an”, đất vẫn còn tiếp tục được“giảI phóng”..! Có những khách sạn nguy nga, bề thế, chểm chệ ở những mặt tiền ngã ba đường phố…; những khách sạn năm, ba tầng níu nhau, bá vai nhau xếp hàng . Những ngườI công nhân lao động vẫn cứ cần cù, chịu thương, chịu khó, tần tảo kiếm sống hàng ngày….Có những vườn sản xuất rau, hoa nay được quy họach, mở đường, may mắn có chổ ở chung cư hoặc đủ tiền mua lạI mãnh đất của mình để làm nhà trên khu đất vườn mà vài, ba thế hệ gia đình đã đổ mồ hôi khai phá, dựng xây…Có những rừng nhà, dãy phố mọc lên thay những đồI Qùy vàng rực rỡ, tỏa ngờI ánh sáng Đạo nhân. Bầu trờI Đà Lạt đã có những khung cửa hẹp., Mặt đất Đà Lạt đâu còn có thể thong dong những bước chân… Rất nhiều ngườI Đà Lạt đã bớt đi chiếc áo lạnh bên ngoài thân thể. Những bửa tiệc của các quan đậm hương vị mùi rừng. Những ai đã rờI Đà Lạt đi xa về đừng đi tìm lạI những con đường cũ rợp bóng thông, đừng tìm những giọt sương mai trên mi mắt và mái tóc. Nhà hàng Mêkông còn trong dĩ vãng. Cà phê Tùng ngày xưa nay phong cách cũng phảI đi vào thờI “hộI nhập” nhưng cũng vẫn còn những người Đà Lạt gần 40 năm qua rồI vẫn còn ngồi bên cốc cà phê hè phố ngày xưa…nhìn con ngườI, xã hộI cuộc sống đổI thay…

-Đà Lạt, Thành phố Hoa, thành phố mùa xuân đã loanh quanh hòa nhập vào cuộc sống đất nước. Đà Lạt nay có bốn mùa (!).…Người Đà Lạt sống trên mảnh đất của mình nhưng vẫn có một chút …nhớ….
-Đà Lạt tương lai! . thôi, hãy dành cho …thế hệ tương lai….. !!

ĐÀ LẠT...HÈ...

http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/2680822757/" title="P1000442 by anh dep NLDLD, on Flickr">P1000442 …Những cánh diều bay, những chùm bong bóng nhiều màu sắc trên bầu trờI Công viên Yersin. Cả hàng trăm em thiếu nhi đang loanh quanh chơi vui vớI cánh diều cùng vớI cha mẹ các em đến chơi, nghỉ ngơi, chuyện ngẩu, nhìn con em mình chơi. Trước mặt là Hồ xuân Hương, bên kia ĐồI Cù, tát xa là đỉnh Núi Bà …. Công viên không yên tĩnh. Tiếng còi xe ồn ào, inh ỏI của thành phố đang chảy theo dòng… Festival…Hoa(!)
***
Hè – Đà Lạt không có phượng vỹ, không có tiếng ve. Hè Đà Lạt buổI chiều TrờI hay mưa. Mưa cả thành phố. Nếu không theo mùa thì Đà Lạt lạI lắm ông trời. Chổ này mưa, nơi kia nắng… nên có những ngườI mặc áo mưa chạy xe dướI trờI nắng như kẻ… hâm. Hè- HS nghỉ hè nhưng nào đâu được nghỉ. Nghỉ học ở trường nhưng phảI lo học thêm ở nhà. Học để thi hết cấp, thi vào trường điểm; trường chuyên; thi tú tài, rồI cứ maratong chạy thi vào đạI học… Cũng có nhiều HS nghỉ Hè lạI đi phụ việc, làm thêm; cả… quét mộ ở nghĩa trang (!)…” Nhỏ làm theo việc nhỏ”, làm bất cứ việc gì miễn …có tiền trang trảI thêm cho cuộc sống…nghèo!. Làm đờI HS thật là khổ!….Nhà giàu khổ theo kiểu giàu, nghèo khổ theo kiểu nghèo. Hè đi du lịch đốI vớI ngườI nghèo là chuyện… xa xỉ…và nếu có thờI gian mà đến công viên thả diều…đâu phảI ai cũng có thể….
***
"http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/2681634498/" title="P1000440 by anh dep NLDLD, on Flickr">P1000440



Yersin -Ông Bác sỹ sống với Đà Lạt, người Đà Lạt nhớ ơn như là một “ân nhân” nhưng… cũng rất là …lận đận. Trườc năm 1975, đường mang tên Yersin là con phố dài nằm rẽ trái trên ngã ba con đường đèo Prenn-Nguyễn Tri Phương vào Thành phố Đà Lạt nối vớI đường Pasteur ( Lê Hồng Phong hiện nay). Do cái Tên nên những đường phố tên Tây là Pasteur, Calmet, hoặc đã được Việt hóa như Bá Đa Lộc…đều bị “xóa sổ”. Con đường Yersin bị chính quyền mớI trân trọng đổI tên thành Trần Phú- tên ngườiTổng bí thứ đầu tiên của Đảng CSVN vớI câu nói cách mạng nổI tiếng “ Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, trốc tận rễ”!. Cũng may, nhân Đà Lạt kỷ niệm 100 năm hình thành -phát triển, chẵng lẽ vô ơn vớI ngườI cắm dấu mốc cho sự hình thành của Đà Lạt nên “Yersin” mớI được “phục hồI” lạI, tên đường Yersin được đặt tên cho con đường từ ngã tư chạy dọc theo sân vận động- Hồ xuân Hương kéo dài đến trường Yersin ngày xưa ( Trường CĐSP Đà Lạt hiện nay).. Công viên Yersin cũng được “hình thành” sau đó. Đường Yersin bây giờ cũng tấp nập xe cộ như … Yersin xưa. Trên con đường “đờI tấp nập”, ngang qua Công viên nhiều ngườI đi xe máy trên đường nhìn thấy những cánh diều bay, thấy trẻ em, ngườI lớn đông vui tụ hội, dừng xe … Có lẽ, môĩ ngườI như chợt nhớ lạI tuổI thơ của mình, chợt nhớ “một nét văn hóa” của Đà Lạt …mộng mơ và….chắc cũng mơ theo những nụ cười hồn nhiên trên gương mặt tuổi thơ dõi theo những cánh diều bay trên bầu trời xanh… mơ ước. Cuộc sống buổI chiều Đà Lạt êm ả, thanh bình cùng vớI tiếng động cơ, còi xe hầu như không ngớt(!)…

Công viên Yersin thoai thoảI nằm cạnh sân vận động Đà Lạt …ngày xưa(!), nay có tên mớI là Quảng trường Đà Lạt với nền sân cỏ tàn úa, ngả màu loang lỗ chưa được đầu tư nhưng cũng phảI làm theo chức năng mớI và xưa vốn có của nó ….(!) Quảng trường đang chờ thiết kế xây dựng mới. Sân vận động Đà Lạt chờ để biến thành Quảng trường cho tương lai! Sân bóng đá Đà Lạt đã không còn. Đội tuyển bóng đá Đà Lạt muốn tập luyện cũng phải thuê lại sân bóng của mình.
Trước năm 1975, ngoài sân vận động trung tâm, mỗi trường trung học trên TP, chỉ trừ vài, ba trường đều có sân bóng đá và tùy theo trường mà có cơ sở vật chất cho công tác giáo dục, tập luyện thể dục, thể thao. Đầy đủ, chuẩn và quy mô nhất là các trường Tây. Nay, còn sót lại một sân vận động- chưa bị xẻ đất, chia lô là sân bóng đá trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt - Grand Lycée Yersin cũ vớI cái tháp cao nhưng đỉnh có cột thu lôi đã bị gãy nhìn chơ vơ như chú gà trống sứt mào. Tất cả những sân bóng của Đà Lạt và trong các trường học trước đây hầu như đã ….biến mất. Sân vận động Đà Lạt- Khu liên hợp thể thao – Nghĩa trang số 4 …cũ đang còn nằm trong …bản vẽ..
*****
"http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/2692423666/" title="P1000518 by anh dep NLDLD, on Flickr">P1000518



"http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/2692426370/" title="P1000521 by anh dep NLDLD, on Flickr">P1000521

Đà Lạt -Công viên Hoa cũng nhờ từ ngày lãnh đạo tỉnh, thành phố muốn phát triển mạnh du lịch…Hoa …nhớ lạI nên cũng đã được tôn tạo, mở rộng, kèm thêm cạnh đó một khoảng đồI nhỏ chắc làm để cho ngườI Đà Lạt..”kỷ niệm”, nhớ “Đồi Cù” xưa… Quanh Hồ xuân Hương nay có nhiều công viên nhỏ vớI những ghế đá nằm rãi rác. Khu Công viên Ánh Sáng gian nan đang hình thành nằm dướI con đập Hồ Xuân Hương- Cầu Ông Đạo. Con SuốI Cam Ly đang được sửa sang, tô vẻ đẹp…như một con Kênh. Những công viên với những cây xanh, cây cảnh, cụm hoa dành cho những cặp tình nhân và những ai thích ngồi nghỉ ngơi, ngắm cảnh đất trời, con người, phố thị…Trẻ em “ như búp trên cành”…đang “Hội nhập” vớI thế giới…ảo trong những quán Nét có mặt hầu trên khắp mọI con đường TP. Những nơi sinh hoạt, vui chơi của trẻ em như Nhà thiếu nhi tỉnh, hiện nay, hoạt động chỉ là những sinh hoạt, học tập của các lớp năng khiếu, có một Hội trường được nhiều đơn vị thuê để tổ chức những Hội nghị, những cuộc biểu diễn Văn nghệ, Liên hoan, Hội diễn cho các Bác, các Chú …đến sinh hoạt. Rạp Hòa Bình- ¾ đã không đầu tư, nâng cấp từ lâu đang chờ ..dự án mới.. Trung tâm vui chơi, giảI trí dành cho thiếu nhi, khuôn viên hẹp, những trò chơi từ khi thành lập đến nay, ngày càng cũ kỹ, không sửa chữa, đầu tư, chẵng có gì mới so từ ngày đầu. Một vài khu du lịch có thêm một số hoạt động vui chơi giảI trí cho khách du lịch có kèm…trẻ em. Đà Lạt hình như là thành phố của ngườI lớn. Thiếu nhi dường như là con em của mỗI gia đình chứ không phảI của xã hộI, đất nước….

"http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/2680907683/" title="ygp5A4D by anh dep NLDLD, on Flickr">ygp5A4D

Đồi Cù Đà Lạt trước đây chưa biến thành sân Golf là Công viên lớn của nhân dân Đà Lạt. Những hoạt động, sinh hoạt nghỉ ngơi, vui chơi của nhân dân Thành phố…nay và may mắn được phụ huynh, thiếu nhi “chuyển về” Công viên Yersin. Sau ngày ngườI Đà Lạt mất công viên của mình, mỗI khi Hè về, những ngày cuốI tuần, Lễ, Tết phụ huynh cho con em mình chơi ở khoảng đường- lúc ấy còn ít xe - cạnh Nhà Hướng Đạo xưa, nhưng cũng rất nguy hiểm vì là đường xe chạy và ven Hồ. Công viên Yersin, dù sao cũng có khoảng trống, có mặt nước Xuân Hương ôm bầu trờI xanh cao rộng nhưng cũng rất là nguy hiểm khi nó thành nơi vui chơi, giảI trí của thiếu nhi. Các em chắc cũng có ý thức, đã tự kìm mình lạI không thể đùa chơi tung tăng chạy theo cánh diều bay. Có lẽ, các em phảI chuẩn bị cho mình nhanh lớn để làm ngườI lớn của thành phố (!).
Ước mơ cùng những cánh diều bay đã có…lãnh đạo tỉnh, thành phố … mơ ước giúp rồI!
Đà Lạt …Hè. TrờI cứ đổ mưa …