Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2008

HAI THẰNG BẠN

1.Học cùng lớp nhưng ở hai trường khác nhau, gặp nhau trong một tổ chức đòan thể. Người ta nhìn vào thấy hai thằng có những dáng vẻ, tính cách trái ngược. Một thằng to cao, một thằng ốm, bé. Một thằng miệng”tía lia”, hay nói, “phun cả bọt mép”, một thằng ít nói. Một thằng thích viết, sáng tác …một thằng cầm đàn thì chỉ ”tửng, từng, tưng.”.nhưng lại hay góp ý, phê bình ( ít, nhiều đều có “ý”)…vậy mà lại hay đi chung, chơi với nhau….Có những lúc hắn làm “chim xanh”, gửi ca khúc bạn hắn viết mà không dám gửi. Bề ngoài, nghĩ hắn chắc chưa có cô gái nào lọt vào mắt, hoặc hắn chưa biết gì về tình cảm gái trai nhưng lứa tuổi ươm hoa…sao lại không có…Rồi khi học thi Tú tài, bạn hắn thường xuyên ở nhà hắn để học, thậm chí cả ăn uống. Hai đứa học luyện thi ở 2 trường khác nhau…Vậy mà, khi đi thi- một thằng đậu, một thằng rớt. Hắn học không phải loại kém, bạn hắn chẵng giỏi giang hơn. Có phải chăng ”học tài, thi phận”?!.Hắn ”rớt tú tài” phải” đi trung sỹ..”. Hắn phải vào Lính. Bạn hắn vì hòan cảnh gia đình, lứa tuôi, “lý tưởng”… nên thi vào trường Sư phạm, đi theo “VC”. Trong một xã hội, đất nước, hai đứa đi 2 con đường nhưng lại luôn về một con đường…!. Hắn học ra trường đi làm lính sư đòan, ngành tổng quản trị đóng xa lắc, xa lơ ở Bình Định, Quãng Ngãi, Pleiku… Một thằng ra trường đi dạy học ở một xã trong tỉnh. Vẫn thư từ liên lạc. Hắn nói về cuộc sống đời lính, đôi chút về chiến trường, về chiến tranh. An bài theo số phận. Luôn tranh thủ những ngày phép để chạy về thăm nhà, thăm thằng bạn làm giáo làng…Hai con đường đi đối đầu nhau dù sống trong một chế độ nhưng luôn là bạn thân, không có gì mâu thuẩn trong nhận thức, quan điểm. Trong xã hội Miền Nam, đó là chuyện bình thường! Với tuổi 18, 20 đi vào cuộc đời hắn va chạm nhiều hơn giữa cái sống, cái chết; một thằng hàng ngày đi dạy, sáng một trường, chiều đi dạy thêm ở một trường tư, ngoài dạy kiến thức lạI “kèm thêm” cả lịch sự oai hùng của dân tộc việt Nam chống ngoạI xâm, khơi dậy lòng yêu nước cho học sinh qua những ca khúc, qua những sinh hoạt đòan thể…Cả hai cũng vẫn hát những ca khúc tuổI trẻ đấu tranh, những ca khúc “tiền chiến”, “phản chiến” rồi nghêu ngao đôi câu nhạc của bạn hắn…Cuộc sống nộI tâm, suy nghĩ về thân phận, quê hương, đất nước chỉ có thể trang trãi qua những lá thư, lúc nhớ về nhà, nhớ về những ngày tháng nhiều mộng mơ…gửI cho nhau dù không nói hết…Có những nổI buồn chỉ mình mình biết, giữ trong lòng. ..Sau khi trận chiến Banmêthuột diễn ra, rồi “di tản chiến thuật”, rồi hết tình này đến tỉnh kia rơi vào tay “quân giải phóng”…Hắn chạy nhanh thật!.Chân dài có khác! Khi Đà Lạt “giải phòng” hắn đã có mặt tạI Đà Lạt. Gặp lại nhau! Một thằng là VC, một thằng là lính Cộng hòa! Vẫn là hai thằng bạn như từ trước đến nay….Rồi mỗi đứa theo mỗi công việc của dòng đời qua cơn bão táp chưa yên ả. Một đứa đi vào guồng máy của “chế độ mới”; một đứa phảI tự bơi trong dòng sống cuộc đời chảy như những con mương chẵng có quy luật gì cả, tự bon chen “thích nghi” mà sống nhưng vẫn giữ chút ”kẻ sỹ”, làm những công việc phảI “vận dụng” cái đầu dù chẵng ai xếp cho vào tầng lớp “trí thức”…..! Số phận cuộc đời đâu biết ai “tốt số” hơn ai!? Hắn cứ dung dị đi vào cuộc sống xã hội mới với nhiều suy tư (!). Tuổi đời còn rất trẻ nhưng sống trong không khí nhiều xao động của xã hội mới với “lao động là vinh quang..” ai cũng phải lao vào cuộc sống với miếng cơm, manh áo. Xã hội lúc đó ai cũng như vậy nhưng hắn bình tâm hơn vì chẵng có gì để bon chen trong guồng máy mới của xã hộI mà lo cho cuộc sống là chính..Một thằng ngày đêm lúc nào cũng lao vào công tác, “làm CM”, thực hiện “lý tưởng, ước mơ”(!), tuyên truyền, giáo dục ước mơ, lý tưởng cho tuổI trẻ nhưng còn lý tưởng , ước mơ của mình đâu …chẵng thấy ! ….Mới hôm nào đất nước hòa bình, độc lập, tự do, nhiều ước mơ trải rộng trong bầu trời xanh thắm, nhưng nụ cười chưa trọn trên môi thì đã có những áng mây đen, bụi mờ, những con rét lạnh…kéo tới ! Trong cuộc sống xã hộI-Ai hơn ai? Giữa 2 thằng bạn thì đâu có gì để hơn thua, thân phận có những khác nhau do con đường đi vào cuộc đời do duyên nghiệp của đất nước. Một đứa đi vào tương lai trong bầu trời không còn trong sáng; Một đứa sống theo chủ nghĩa ”hiện sinh”(!), bầu trời nào thì cũng vậy thôi, cứ cố gồng lên mà sống trong cuộc sống hiện tại của đất nước, quê hương…Tuổi trẻ, ước mơ?…Bước vào xã hội mới tươi đẹp(!) nhưng ước mơ đã không dành cho rất nhiều con người , dù tuổI đờI mới qua một chút …tuổi đôi mươi..!

2. Đất nước vẫn chưa ổn định, còn nhiều “tàn dư sau chiến tranh”, không chỉ riêng đờI sống vật chất ! CM (!) đến bây giờ vẫn còn”CM”! Cụm từ này không còn lãng mạn như xưa, nội hàm hầu như vô nghĩa, chỉ là tiếng, là lời của những con sáo trong lồng… Rồi, đến lúc cuộc đời mỗi đứa cần phải có sự “ổn định” vì không thể chờ đợi sự “ổn định” của đất nước…Lần lượt trước sau mỗi đứa đều có gia đình riêng. Hai đứa cùng tuổi cưới vợ lại đều …”tuổi xung”, nhưng “xung” mà lại “hạp”. Có lẽ “hạp” là do “mạng số”.! Có “tương khắc” thì cũng có “tương hạp” vấn đề là –hiểu, cảm thông và Nhẫn !. “Nhẫn” thì sẽ biết mình hơn. Tốt, xấu; sai, đúng…mỗi người ai chẵng có. “Nhẫn” để mà “nhịn”. “Nhịn” để mà “lành”, để “hóa giải” và “hòa hợp”! Gia đình mà không hòa, không hợp, không hòa và hóa giải được những xung khắc thì làm sao duy trì được cuộc sống gia đình, và căn bản là tinh thần bao dung trên cơ sở tâm linh, hòa hợp tâm hồn, tình cảm, tình yêu đối với nhau và vì một tuơng lai chung - “ những tương lai nhỏ”!

Gia đình là gốc rễ của xã hội!. Nhìn vào cuộc sống của biết bao gia đình có những con cái hư hỏng nguyên nhân từ đâu? Nam nữ bình đẳng, bình quyền nhưng chức phận gia đình, xã hội nam, nữ có khác nhau, vai trò khác nhau có vậy mới duy trì, phát triển nòi giống, dòng tộc, xã hội. Đòi hỏi sự tuyệt đối về sự bình đẳng, bình quyền – ai cũng có quyền “đấu tố”, mỗi ngườI tự cho mình là “chủ tể” thì…gia đình sẽ tự đổ vỡ, tất nhiên, trong cuộc sống gia đình không thể thiếu đạo lý. Có ”đạo lý thì mới xây dựng cuộc sống gia đình “có đạo” chứ không phảI” vô đạo”! Cái thời “đấu tố” xưa kia khi nghe thì đã rợn vậy mà …ngườì ta cũng có thể làm được! Một con người đã sống “vô đạo” với gia đình thì làm sao “có đạo” đối vớI xã hội, và ngược lại. “Tu thân, tề gia…” xưa kia là “đạo” của ngườì quân tử cũng là “đạo “của người cai trị….Nếu người cai trị “vô đạo” thì xã hội sẽ ra sao?… Nhìn từ cuộc sống gia đình ta có thể biết cuộc sống xã hội! Xây dựng xã hội từ cuộc sống mỗi gia đình! Dù chật vật với cuộc sống, bằng đồng tiền mồ hôi, cả hai đứa bây giờ dù sao cũng có những niềm vui! Giàu có thì không, còn nhiều thiếu thốn nhưng “những tương lai nhỏ” cũng đã nở thành những đóa hoa đời!- Đó là của cải vô giá! Sống có đạo lý, sống có nhân nghĩa, sống có “đạo nhân”, sống hữu ích… “đóa hoa đời “ sẽ không bao giờ tàn! Cha, Mẹ nào chẵng lo cho tương lai con cái! Chăm lo cho “tương lai con cái” chính là chăm lo cho xã hộI !. Những người lãnh đạo xã hội hình như cố tình không muốn ý thức về điều này nên có thời đã dùng “chính sách”(?!) để cản ngăn, có thời dùng cơ chế đồng tiền để vấy bẩn. Cuộc sống của cả hai đứa – và chắc không phải riêng -dù chưa trọn vẹn, có nhiều nổi buồn và những nổi lo vì cái tầm nhìn của không ít con người nắm quyền bính xã hội thiếu cái tầm và cái tâm dân tộc, đất nước ; thiếu lòng nhân ái, cục bộ, vị kỷ, tư lợi, dốt nát, thiếu ý thức đối với những việc nhỏ nhưng cao cả ấy đã đối xử không tốt, không đúng thậm chí trái với đạo lý con nguời chứ chưa nói quyền của người công dân trong xã hội. Nhưng …. Luật đời, “vay trả, trả vay”! “Nhân quả” nhãn tiền, những bài học xưa, nay chắc không ai không thấy…Khổ là khổ cho xã hội, “cho đời ở lại” thôi!….

Hai thằng bạn chỉ là những cá nhân trong xã hội. Xã hội con người xây dựng ban đầu cũng phải từ cái tình…chứ! Người ta ai cũng “hữu tình” chứ đâu phải cái giống ”vô tình”. Vợ chồng có nhau là duyên phận;hai thằng bạn có nhau cũng là … “duyên”! Cõi đời này đều là “Nhân-Duyên” kết hợp cả! Đủ duyên nhân sẽ nẩy mầm, phát triển nhưng mà hãy luôn chăm sóc để cho cuộc đời này luôn đẹp và “mãi mãi xanh tươi”!….


Nhạc:” Đường ta đi…”.
Đường ta đi… .dù bao chông gai nhưng một lòng vẫn bước lên đường hăng hái.
Đường ta đi gieo bao hương thơm cứ vững lòng góp sức hòa đồng tươi mới…
Đi lên đi đường ta đi tới lòng ngườI vui hàn gắn vết thương chơi vơi
Đường xương máu ta vẫn cứ đi
Lòng Nhân ái ta mãi khắc ghi
trên muôn con đường sinh ly
lòng ta chẵng ngạI ngùng chi…..
……
Đi ta đi vì tình thương,
Vì cuộc đời nguyện mãi hiến dâng
Đường ta đi, đường NHÂN ÁI
và mãi mãi ta đi….

duong ta di

MỘT TRÁI TIM THÔI

I.

Xuân đến rồi lại đi.
Tuổi Xuân ta có gì?
Xuân xanh không êm ả
Khói lửa,
mây mù,
đất nước phân ly!


Rồi một mùa Xuân tiếng súng im.
Lòng người, non nước có êm đềm!
Tự do thay phận đời nô lệ.
Nô lệ trong phận người tự do…

Xuân đến ước mơ đến thật nhiều
Nhưng rồi sương muối trắng …tình yêu
Thái bình biển lớn sao đầy sóng
Sóng vùi, sóng dập tuổi xuân yêu

Vì yêu mà hận bước ra đi.
Cả tuổi xuân xanh …chẵng tiếc gì
Bà Triệu xưa cưởi con sóng dữ
Em cưởi sóng Thần…để biệt ly

Ai có muốn đâu xa quê hương
Làm thân hoa cỏ chốn muôn phương
Tuổi xuân đẹp lắm, nhiều mơ ước
Lại chịu cơn đày của nước non..


Em đã ra đi, đã quay về
Hương xuân có còn trải đường quê
Vòng tay có đủ nồng hơi ấm
Môi hồng một chút có khắc ghi

Có phải hồng nhan phải đa truân ?!
Thôi em hãy bước trọn đường trần …
Một đóa hoa tâm giờ đã nở .
Giữ gìn để tỏa mãi sắc hương…



II.

Trăm năm, thôi cũng chỉ một lần
Một lần thôi cũng đã … trăm năm
Xuân muộn nhưng Xuân…là mãi mãi
Xuân tình ta sẽ mãi trăm năm!

Thôi nhé, Giữ gìn hạnh phúc nay
Yêu em vẫn mãi cuộc đời này
Xa rồi, xa lắm, xa ngàn dặm
Nhưng gần trong một trái tim thôi!


III.

“Đương xuân”- con đường của chúng ta
Dù cho nắng gió sạm màu da
“Những tương lai nhỏ” giờ đã lớn
Hạnh phúc- đường xuân- luôn nở hoa

Là Một, là Hai…cũng Một thôi
Một đời khổ hạnh với anh rồi
Thơ ngây giờ vẫn ngây thơ lắm
Đâu có bao giờ một trái tim côi….



IV.

Một trái tim thôi, một trái tim
Tình yêu, non nước, một con thuyền...
Lênh đênh trong cõi đời đen trắng
Một đóa Hoa hồng thắm trong tim...

LỜI RU HỒNG

Em hãy ngủ ngoan Anh ru lời ru nắng vàng
Em hãy ngủ ngoan Anh ru tuổii xuân trăng rằm
Em hãy ngủ say
Mơ cách Hạc bay
Yêu thương nắng vàng cuộc sống
Yêu thương tâm hồn sống sáng
Yêu thương từng giọt lệ đời
Yêu người nâng cánh chim bay
……………………………..
LOI RU HONG

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2008

TRÊN MỘT CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG

TRÊN MỘT CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG

Tuổi trẻ ở học đường ngoài học kiến thức tôi đã học được tinh thần công dân, lòng yêu nước từ những bài học lịch sử, văn học Việt nam; tình cảm yêu nước của những người Thầy truyền lại và không thể thiếu từ sinh hoạt cuộc sống gia đình, dù gia đình tôi không phải là gia đình trí thức, giàu có, chỉ là gia đình lao động nghèo .Nhưng từ cái nghèo, cuộc sống vất vả của Mẹ, Cha, nhưng với không khí đầm ấm, những câu chuyện kể của Cha, những lời ru mộc mạc nhưng đầy tình ngườI của Mẹ cùng vờI tình cảm nước non…Vốn liếng tinh thần, kiến thức mỗi người tự chắt lọc qua nhận thức, tình cảm tự nhiên của mình...

1.Mùa Hè năm 1970, ở nhà chẵng biết làm gì, tôi và một người bạn cùng lớp, cùng xóm rủ nhau tham gia sinh hoạt thanh niên Hồng Thập Tự. Có lẽ đây là môi trường cho tôi tiếp xúc, mở rộng hơn tầm nhìn về xã hộI chứ trước đó đi học, đến trường vớI những bạn đồng học, về nhà vớI những bạn cùng xóm. Chúng tôi có thêm những người bạn trai, gái, đồng niên hoặc khác lứa. Trong những buổI sinh hoạt tôi đón nhận thêm những tình cảm bạn bè, thêm những người bạn mới, học được nhiều điều và cho tôi tự tin hơn..Tôi biết thêm những ca khúc sinh hoạt, những ca khúc mang đâm tình cảm quê hương, đất nước ngoài những ca khúc tôi đã học ở trường, đã nghe qua đài phát thanh và những văn thơ, nhạc tôi tự tìm đọc và tự học.. Trong sinh hoạt TN.HTT tôi đã hát những ca khúc của tôi sáng tác. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi hát cho bạn bè nghe trong một tập thể lớn hơn bạn bè cùng xóm, cùng lớp. Bạn bè thích, rồi “đặt hàng” cho tôi viết về những bài “Tóan ca”. Mỗi tóan trong Thanh niên Hồng Thập Tự thường lấy tên một danh nhân, những nhà khoa học, bác sỹ có nhiều cống hiến cho nhân loại như Enstein, Calmet, Playming……Năm đó, tôi cũng được dịp tham dự trại hè tại Vũng tàu cùng với Đòan. Đây là lần đầu tiên tôi đi chơi xa nhà và đi dọc dài trên quốc lộ 20 đến SG. Trời mưa rả rích với không khí nóng không như Đà Lạt. Ở tạI trụ sở HTT TW một đêm, ngày sau đòan tiếp tục đi Vũng Tàu và ở một nhà gần bờ biển bãi trước rất tiện cho mỗI buổi sáng, buổI chiều đi tắm biển. Đi trại, sinh hoạt tập thể, ăn ở tập thể, có những người bạn thân mà từ đó gắn bó vớI tôi cho đến nay.. Lúc được phép của các anh Huynh trưởng cho tự do đi chơi phố Vũng Tàu, tôi đã tình cờ mua được một tập ca khúc mới, hơi lạ- “Hát cho dân tôi nghe”! Tập ca khúc của tổng hội SV Sài gòn ấn hành…Có những ca khúc tôi đã biết như Người đợi ngườI của Tôn thất Lập nhưng nhiều ca khúc tôi chưa biết như Làm thân cỏ cú, Hát cho dân tôi nghe, Người Mẹ Bàn Cờ…Tôi rất thích vì nó cùng nằm trong dòng tình cảm, suy nghĩ của tôi về quê hương đất nước. Thời gian đó, tôi viết nhạc –tuổi học sinh-trong một nhận thức đậm ấn tượng sau tết Mậu Thân …- Chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến mà ” Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, Một trăm năm nô lệ giặc Tây, Hai mươi năm nội chiến từng ngày.”!..-ca khúc “Gia Tài Của Mẹ” của Trịnh công Sơn tuổi trẻ học sinh chúng tôi lúc đó vẫn thường nghe, thường hát … Biết đàn ca, sáng tác nhạc đi đâu cũng được bạn bè trai gái…yêu mến. Tôi đã tập hợp xướng 3 bài Hòn Vọng Phu nhân Đòan TN HTT kỷ niệm ngày thành lập( Chu niên)…Anh em, bạn bè tin tưởng hơn về khả năng …nhạc của mình. Rồi một ngày, một số bạn bè đề nghị với tôi thành lập một tóan văn nghệ để có thể truyền bá những ca khúc về quê hương, tuổi trẻ, tạo nên những tình cảm lành mạnh, yêu đất nước, quê hương trong sinh hoạt thanh niên, góp phần đẩy lùi đi những ca khúc ủy mị, "kích động nhạc", phong trào hippy, nhảy đầm, ăn chơi, hút chích của không ít những thanh niên trong xã hộI lúc đó mà chúng tôi cảm thấy không hợp với bối cảnh đất nước chiến tranh… Họ sống “hiện sinh”(!) và như tách khỏi cuộc sống chiến tranh của quê hương; Bi quan , bất mãn trong cuộc sống hiện tại. Bế tắc tương lai. Đi lính là con đường trước mắt của thanh niên, không chừa một ai. Nhiều thanh niên đã đi lính, tự nguyện hay bắt buộc và cũng nhiều người trốn lính, khai man lại giấy tờ để tiếp tục đi học…

2.Tóan văn nghệ Đồng Lúa Reo chúng tôi được thành lập có sự cố vấn của một anh bạn là giáo sư trường Nữ trung học Bùi thị Xuân. Thành viên gần 20 anh, chị em là sinh viên, học sinh học ở Trường Đại học Đà Lạt và các trường trung học trong thành phố, cũng là những đòan sinh tham gia sinh hoạt Hồng thập Tự và các đòan thể khác …Nội dung chương trình, tiết mục do chúng tôi quyết định – một anh bạn là sinh viên trường Đại học Đà lạt làm tóan trưởng, tôi tóan phó phụ trách phần văn nghệ của Tóan… Để thuận lợi cho hoạt động , tóan văn nghệ chúng tôi quyết định tham gia làm thành viên phong trào Du ca Việt Nam, trở thành tóan Du ca Đồng lúa Reo. Tóan Văn nghệ của chúng tôi là mạnh nhất vì có người hướng dẫn có chuyên môn về nhạc, những tóan khác không có. Những tóan văn nghệ “ Vui ca lên” trong học sinh Bùi thị Xuân, hay như ở Trường Đại học Đà Lạt… chủ yếu học những bài hát mới rồi tập, truyền lại cho nhau, sinh hoạt với nhau, tham gia vào các công tác xã hội…Bởi vậy, sau này, tôi mới được bạn bè tín nhiệm bầu làm Liên tóan trưởng Du Ca Đà Lạt( 1971). Những ca khúc trong tuyển tập" Hát cho dân tôi nghe" của Tổng hộI SVHS SG, “Ta phải thấy mặt trời”của Trịnh công Sơn. Một số ca khúc của các nhạc sỹ trong phong trào Du ca như Nguyễn Đức Quang( phong trào TW); Bùi công Thuấn( Đồng Nai), Tôn thất Lan( Đà Nẵng…)được tôi chọn lọc và tập hát cho cả nhóm, dựng thành tiết mục và chuẩn bị đi biểu diễn, truyền bá khi đủ điều kiện…Khát vọng Hòa bình là khát vọng chung của dân tộc, của tuổI trẻ chúng tôi lúc đó. Tôi cũng viết nhiều ca khúc với khát vọng Hòa bình cho quê hương. Dòng sống tình cảm nhận thức về quê hương, đất nước, hòa bình, dân chủ, dân sinh…đến với chúng tôi một cách tự nhiên! Trong sinh hoạt, bạn bè lại chuyền tay nhau những tờ báo của Tổng hội sinh viên SG; Huế; Tạp chí ĐốI diện…rồi bàn luận về chuyện đất nước, quê hương, về cuộc chiến tranh VN…Ngoài những lần đi hát ở những trường học, kể cả tại trường ĐạI học Đà Lạt, tóan văn nghệ chúng tôi đã tham gia vào cuộc đấu tranh chống độc diễn Liên danh_ “Nguyễn văn Thiệu-Trần Văn Hương” ngày 3/10/1971- Hát kêu gọi đốt thể cử tri, không đi bầu cử, kêu gọi xuống đường tranh đấu…Hoạt động của nhóm đã tham gia vào hoạt động đấu tranh có tính chất chính trị. Tôi lúc đó đã tham gia là ủy viên Tổng đòan học sinh Đà Lạt. Một số anh em trong tóan thì lại sợ. Không thích chính trị, chỉ thích hoạt động văn nghệ thuần túy. Một vài anh em chúng tôi, trong đó cũng có một vài người đã là cơ sở CM (sau này chúng tôi mới biết) tiếp tục “dấn thân”!…

3.Tôi nhìn cuộc chiến tranh Việt Nam ban đầu là cuộc nội chiến, rồi dần dần đã có một quan điểm nhận thức khác. Trước tôi rất ghét, rất sợ VC ( nhưng thích VM, có lẽ vì hào quang chống Pháp.?.). Khi nói về “VC”, có anh bạn ( sau này đã viết tác phẩm- “Phê phán Nhá nước và cách mang” ) trong thời gian tranh đấu đã nói- Mặt trận DTGMMN là ai , cộng sản hay không CS chúng ta không cần biết. Nhưng họ có cùng chung một mục đích với mình là chống Mỹ và “ngụy quyền tay sai”! Có gì mà sợ (!?)…. Trước đó tôi đã có “khuynh hướng” và lúc đó đã rõ ràng hơn nhưng tôi vẫn còn nhiều băn khoăn…
Đến với “CM”-Mặt trận DTGPMN, có lẽ, với tôi do nhiều yếu tố. Với tình cảm nhận thức của tôi, sau này nghĩ lại, là một tình cảm nhận thức ngu sy vì tôi “nhận thức bằng trái tim”, tin con ngườI, vào lòng nhân của con người - Là người VN ai cũng có lòng yêu nước. Là con người ai cũng có lòng yêu thương. Là con người không ai có lòng bất nhân, dã man, phản bội với những con ngườI từng sống với mình, vào sinh, ra tử. Con vật sống vớI mình mình còn yêu thương…Con người ” tính bản thiện” chứ không phải “bản ác”. Tin vào lòng từ tâm của con người, lòng yêu nước của những người đang chiến đầu “chống Mỹ”, họ đã dám, chấp nhận hy sinh cả sự sống của mình, không thể là kẻ vị kỷ, tư lợi được (!)…. Chống ngoại xâm như ăn sâu vào tâm khảm, huyết mạch của mỗi người VN. Tôi không thích Mỹ, Tôi chống Mỹ. Tôi không muốn học tiếng Anh vì chỉ làm tay sai cho Mỹ(!?)( Nhận thức ngu xuẩn ấy sau này tôi phải trả giá..!)…Tôi ghét những người mà thời đó gọi là “bán nước, làm tay sai” cho Đế quốc Mỹ….Rồi, cái tuổI 17, 18 …bắt đầu. ..yêu.! Chúng tôi gặp nhau” trong những ngày tranh đấu”. Và, từ cái nhìn đầu tiên. -“Chỉ vì đôi mắt mà ngơ ngác…” . Cô bé đang là học sinh lớp đệ tam( lớp 10) trường nữ nổi tiếng của Thành phố Đà Lạt. Tuổi chỉ mới 16 thôi nhưng tình cảm, nhận thức…đâu phải như lứa tuổi 16 bình thường… Chúng tôi đến với nhau cũng rất là tự nhiên “trên con đường tranh đấu” và khi đã có “giác ngộ”(!) mà với tuổi trẻ thì có gì lãng mạn hơn . Rất hăng say, rất nhiệt tình, không biết sợ, luôn tìm cách vượt qua những cản ngăn của …gia đình vì bố mẹ nào chẵng thương con, lo sợ con cái dại dột dấn thân vào con đường mà tuổi mới lớn có biết gì đâu về cuộc đời, dễ bị lợi dung,sai lầm, sa ngã , mà lại dấn thân vào con đường chính trị, “làm VC” thì …liên quan cả đến gia đình nữa chứ đâu phải đơn thuần. Nhưng tuổi trẻ, mới lớn luôn muốn được độc lập với gia đình, thậm chí tin vào bạn bè, người ngoài hơn là lời nói, dạy bảo của cha mẹ. Tuổi trẻ hồn nhiên, vô tư, chỉ biết hy sinh, cống hiến, không hề nghĩ tư lợi… Một sự trong trắng ấy…người mẹ, người cha nào đã trải qua cuộc đời trong xã hộI VN mà lạI chẵng lo lắng. Nhưng, “đã giác ngộ “ rồi…thì cứ lao vào….
-Tôi yêu đất nước, quê hương, yêu dân tộc VN, tự hào truyền thống lịch sử dân tộc Việt. Yêu tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, chống quân xâm lược mà hàng ngày trước mắt chúng tôi đã thấy sự hiện diện ấy; Tôi tin người, tôi yêu người và tôi yêu người tôi yêu đã cùng “lý tưởng, ước mơ” nên, tôi đã chọn lựa, đã đứng về một phía……..


4.Mấy chục năm sau, khi gần đến cái tuổi nghỉ hưu, cái lý tưởng, ước mơ ban đầu của một thờI tuổi trẻ ấy vẫn vời vợi xa dù trong trong cuộc sống xã hộI "chân bước lui nhưng vẫn cầm cờ hô hào đi tới"... …Tôi có cảm nhận, sự “tuyệt vời” nhất của con tàu Việt Nam trong thế kỷ…hiện đại là đã đi giật lùi so với những con tàu khác…. . Đi được như vậy, có lẽ phải có những con người cầm lái rất là “tài năng, vĩ đại”, có “kim chỉ nam” hiện đạI nhất, tiên tiến nhất… mới có thể làm được!….Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có lẽ đây là trang lịch sử “vĩ đại” nhất..

Nói thêm_ Nhiều người đã viết về Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn! Lứa tuổi chúng tôi lớn lên có lẽ ai cũng đã từng hát, từng nghe nhạc TCS. Khi tham gia tranh đấu, chúng tôi đã có những suy nghĩ, phê phán quan điểm nhận thức của TCS về chiến tranh VN- Tại sao” 20 năm nộI chiến từng ngày”?; Tại sao” Hỡi 3 miền vùng lên cách mạng..” Nhưng sau này, trải nghiệm qua cuộc đời, thấm thía cái con đường “đi đến thiên đàng..” của mình, tôi nghĩ lại- Nếu TCS không nhận thức “20 năm nội chiến từng ngày”, không suy nghĩ về thân phận con ngườI- NGƯỜI VIỆT NAM DA VÀNG- trong cuộc “nội chiến”, không suy nghĩ dù là con người Miền Nam, Miền Bắc phục vụ cho mục đích của 2 chế độ cũng là người VIệt Nam. Nếu “đứng về một phía” như nhiều người khác cùng thế hệ…thì sự nghiệp âm nhạc của TCS sẽ như thế nào(?!)...!. Cái có, cái rung đông lòng ngườI, cái còn lại với đời chính là cái nhân bản, lòng yêu người, yêu quê hương, dân tộc VN da vàng, qua thân phận con người VN trong chiến tranh... Vì con người, thân phận con người với tất cả những nổi đau…., nhạt hay đậm đã thể hiện qua những ca khúc của TCS đã làm cho TCS trở thành người “to lớn”. Mà, TÍNH NHÂN BẢN, NHÂN ĐẠO-“CON NGƯỜI”, THÂN PHẬN CON NGƯỜI, TÍNH NGƯỜI, LÒNG YÊU THƯƠNG…trong sự hướng đến CHÂN, THIỆN, MỸ... theo tôi, bao giờ cũng đẹp, to lớn, vĩ đại, mãi mãi trong kiếp sống con người trong cuộc đời này và luôn là khát vọng của con người trong mọI xã hội….



Một vài ca khúc

Gửi về người em thành phố

gui ve nguoi em thanh pho

Ta đi trên đường quê hương


ta di tren duong que huong