Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2008

NHÌN THẲNG SỰ THẬT, CHÚ CUỘI, CÂY ĐA

I.
1. “ Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” là một trong những khẩu hiệu có sức sống, trong thời kỳ khi cả nước bước vào “đổi mới”; “dân chủ hóa xã hội “ do đảng ta “khởi xướng và lãnh đạo”.! “ Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” làm ngườI ta có cảm nhận, trước đó trong xã hộI ngườI ta không chịu nhìn vào sự thật, nói không đúng sự thật?; cả xã hộI đã nói dốI và đang nói dối; bệnh loạn thị, nói theo kiểu anh mù… sờ voi …đang lan tràn cả xã hội (?);

xã hội không có dân chủ nên cần phải “Dân chủ hóa”; và như vậy, trong xã hộI ta , thờI ấy, trùng trùng, điệp điệp độI ngũ các tầng lớp cán bộ, nhân dân ta đều là những ông “thầy bói”…mù (!); hoặc là, đã có bộ óc vĩ đại nào đó nằm trong cái đầu các giác quan đều có vấn đề !?.

Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”(!), khẩu hiện ấy đã lan nhanh, rộng thành.. phong trào, nhưng là phong trào của tự bản thân nhân dân chứ không phải phong trào bao cấp, hành chánh để mà liệt kê, báo cáo thành tích (như 2 con Gà, 1 con Heo thành 4, 5 con heo, 8, 9, 10 con Gà; Còn sản xuất thì …nhiều vô kể, dư để, dư ăn..); nhân dân, cán bộ, trí thức, văn nghệ sỹ, nhà khoa học cảm thấy có trách nhiệm vớI xã hộI, đất nước; muốn thoát khỏI các “vòng kim cô”; không muốn làm con ngựa bị che mắt nên…phảI “luyện con mắt” trở lại cho tinh; môi, lưỡI phảI tập luyện để trở lại bình thường, không bị cứng hàm, cong queo cái lưỡi để nhìn cho đúng và nói cho đúng “sự thật”. Nhiều cái đầu bị kìm tỏa, trói bởI những cái “vòng kim cô” quá nặng nay được “cởI trói”, cái môi, cái lưỡi cũng dường như được “giảI phóng”, “tự do” nên… phải “sổ” ra những thứ đã chất chứa, dồn nén trong đầu, trong bụng.

“ Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”(!) là nói cai hiện tạI “đang đổI mớI” còn cái lớp giả dốI, lừa bịp, thậm chí là những tộI ác đã che đậy, chôn sâu dướI những lớp tro tàn, đất lạnh…thì đừng khơi lên, moi lên làm gì. Sống trong hiện tạI, nhìn về tương lai để “nhìn” và “nói đúng sự thật”(!) nhưng nhiều ngườI trung thực, chân chính muốn công bằng vớI quá khứ, hiện tạI và cả tương lai, vớI cả nhân dân và lịch sử lạI cứ…thẳng đường đi tới. Đi, “dìu đắt nhau đi…”, đi tớI lại đụng cái “gốc đa”. “Gốc đa” mà sao như “gốc đá”, đụng phảI, nhiều ngườI bị sức đầu, mẻ trán, thậm chí “được ở nhà pha”; “an cư tại gia”…theo cái ba sáu !.

Sau đó, có lẽ người khởi xướng và lãnh đạo(…)sợ “ruồI muỗi” nó vào, vỡ đê, vỡ đập nên…”cửa mở” nay …khép lại !. “Nhìn, nói đúng sự thật”(!)…lại trở thành chuyện đời xưa . Nay cả nước ta đang đi trên “lề đường bên phải” rấr ư an toàn (!) nhưng trong cuộc sống nhân dân - muôn đời cũng vậy thôi - lúc nào cũng chỉ thấy sự thật và nói đúng sự thật nhưng lạI không biết nói ở đâu ….?! Còn “phong trào”( thường gắn liền với “hành động cách mạng”!), đối với nước ta, hình như đang là căn “bệnh” nan y. Cái gì cũng có thể trở thành phong trào, hầu như trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội – Giáo dục, giao thông, cải cách hành…chính;” sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật ( hình như trước đây xã hộI ta sống, làm việc không tuân theo Hiến pháp, pháp luật?!…); Hoặc những nạn dịch: như ” lễ hộI”, Festival; Thi “Hoa hậu”; làm sân Golf; chạy dự án; chạy chức, chạy quyền; dịch “tiến sỹ”; dạy thêm học thêm…; Còn tham nhũng là quốc nạn; chống tham nhũng trên “lề đường bên phải” …thì khỏi nói. Cứ “bên lề đường bên phảI mà đi, mà chông( cho nó vững vàng). …Nhiều ngườI bi quan, cảm thấy như bệnh không còn thuốc chữa. Những nạn dịch ấy như từ trên trời lan …tràn đến …nhân dân. Nan dịch mà bị hành từ “Trời” rồi thì nhân dân …hết đường chạy !!

2. Đồng hành cùng vớI “ nhìn thẳng vào sự thật”, “dân” ta cũng rất ư là sướng sung, hạnh phúc khi được … “lấy làm gốc”! Trước không được làm gốc nay “lấy dân làm gốc” nhưng "gốc" đó có được mọc trên mặt đất hay trồng trong chậu kiểng?. BởI vậy, dân ta lại không chịu, cho rằng-” Dân là gốc” chứ không thể “lấy” dân, bỏ dân, vậy trước đó thì “lấy” gì làm “gốc” ?!…”Dân là gốc”, nhân dân rất ý thức đều đó nên cho đến nay vấn đề “dân chủ” vẫn tiếp tục như một phong trào, khi âm ỉ, lúc bùng cháy… trong mọi lĩnh vực cuộc sống xã hội. Dân “đòi” thì mặc dân. Xã hội ta từ khi “đổi mới” đến nay dân ta tiếp tục được ” lấy làm gốc” như vậy là quá…trọng, quá …sang rồI chứ còn đòi gì nữa!.(Nhưng trong cái bụng của dân lạI không yên.; nửa mừng, nửa lo, không biết mình đến lúc nào lại bị bỏ rơi lần nữa, “gốc” cũng không mà “ngọn” …cũng không!.)

3.“Lấy dân làm gốc” để thực hiện “dân chủ hóa xã hộI”, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; “phát huy quyền dân chủ “ của nhân dân - “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là một phương châm trong thực hiện dân chủ. Vậy thì cũng tốt. Trước đây “không được biết”, “không được bàn”, “không được kiểm tra”…chỉ dân làm” thôi nay thì có quyền dân chủ rồi và quyền ấy lại được “cụ thể, sáng tạo” hơn nữa, đó là “ thực hiện dân chủ “ tận” cơ sở lận với những quy chế thực hiện dân chủ cơ sở được ban hành bằng những Nghị định hẳn hoi ( và Hiến pháp cũng có quy định quyền rất “dân chủ” ấy ). Nhân dân, cán bộ công chức, công nhân lao động…tất cả đều được “thực hiện dân chủ tận cơ sở” còn dân chủ xã hội, quyền của người công dân thì …treo trong Hiến pháp như miếng bánh…dụ các ông chủ ..con nít già đầu còn thích bú …; và để làm bạn với thế giới…cho dzui. Những quyền Dân chủ ấy được …đảng cho!. Nhân dân Việt Nam ở thế kỷ 21 vẫn còn bé hơn cả chú bé làng Dóng Phù Đổng ngày xửa ngày xưa, 3 tuổi mà dám vụt lớn lên để đánh giặc Ân; đánh thắng rồi bay về trời chứ không thèm ở lại để thay quyền thiên tử của Vua Hùng!. Đúng là chú bé con…vô tư, vì dân, vì nước!


II. 1.Nhắc chú bé làng Dóng Phù Đổng vô tư ngày xưa tôi lại nhớ một chú bé cũng ngày xưa, 30 năm trước, lúc ấy được 7 tuổi( nay thì gần “tứ thập rồI) có làm bài thơ “Cây Đa”, đăng trên báo Thiếu niên Tiền phong, khoảng năm 1978. Bài thơ chỉ có 4 câu:

Cây Đa em mọc trên trời,

Che mắt bạn Cuội đang ngồI chăn trâu.

Rễ đa như một chòm râu,

Mênh mang gió thổi trên bầu trời xanh ”!.

Bài thơ trên tôi đọc và cảm thấy thích nên đã phổ nhạc. Tôi hay hát ca khúc này khi “chống càn”- hát để đáp ứng “yêu cầu” khi bị hát; hát cho nhanh chóng…vì ngắn. Hát hoài nên …cứ luôn nhớ -“Cây Đa em mọc trên trời…” chứ thực ra những ca khúc tự mình viết; viết xong, nhạc thì nhớ còn lời thì …cứ hay quên !

“Cây đa em mọc trên trời..”, sau này nhìn cuộc sống, xã hội, nhất là từ khi đất nước ta “đổi mới”, “dân chủ hóa xã hộI”; được phép “ nhìn thẳng vào sự thật…”; rồi, xây dựng nhà nước “của dân, do dân, vì dân”….tôi cảm thấy em bé ngày xưa hình như là đã “tiên tri”, dự báo thiếu “ tính đảng”(! ).…và lại, còn láo lếu nữa chứ, sao chỉ thấy mình chú Cuội mà không có chị Hằng? Chú Cuội ngồi chăn trâu dưới gốc cây đa mà cây đa lại “che mắt bạn cuộI” ( cũng may, không che miệng, che tai, tay chân vẫn tự do hát …karaoke); Lại còn nói, “rễ đa như một chòm râu?- Râu của ai đây?…(Thật là láo lếu!); Còn chị Hằng ở đâu ?…Chú bé hình như còn nhỏ quá và vô tư nữa, chẵng thèm quan tâm gì đến chị Hằng đang ngồi, nằm, đi đứng… ở chổ nào? Hay, chị Hằng không còn ở trên ấy?!


2.Cây đa, ở các đình làng xưa cây đa nào cũng “cổ thụ”, rể, lá xum xuê., tuổi cả trăm năm, ngàn năm sống với đất trời. Gốc rất bự, đứng rất vững chải. Cây mọc lên từ đất. Rễ dù có leo, có mọc đâu ở trên thân cành thì nó cũng cứ vươn xuống, bám vào đất, giữ đất, giữ làng, giữ nước. Nếu cây đa mà không có gốc rễ bám vào đất thì …làm sao nó có thể tồn tại với thời gian (?) vậy mà từ cái thời “xa xưa” ấy cây Đa mọc dưới đất cảm thấy như bị thấp bé hay sao ấy, nên lại thích …mọc ở trên trời !.Cây Đa, Chú CuộI ngày xưa muốn chứng tỏ rẳng có những cơ thể sống xã hội nó vẫn có thể tồn tại nhưng chẵng cần bám vào đất, hút nhựa sống từ đất nhưng nó vẫn phát triển đỏ tươi, phát triển ghê gớm… !.Cây đa ở đâu, Chú Cuội ở đó!. Có Chú Cuội thì có cây Đa, con Trâu, nhưng hình như còn có ai đó, còn cái gì đó nữa nên Chú Cuội không lo “quản” hay “quản” ở chổ nào đó mà chú bé con này không thấy nên bây giờ các đấng mày râu, nhìn, tìm…mỏi cả …tay, cả miệng, cả mắt mà chẵng thấy Chị Hằng đâu. Chị Hằng đi đâu?.Chú CuộI mê cái gì mà mê đắm thế?!

Cuội mê gì, dân gian chẵng quan tâm, Quan tâm chi cái Chú Cuội. Trâu cũng ở trên Trời rồi nên ruộng đất thế gian phảI quy hoạch, giải toả , làm dự án cả. Gốc Đa bự, cây Đa to …cũng nắm trên ấy tuốt nhưng thiên hạ dù sao vẫn thích…Chị Hằng thôi. Không có Chị Hằng xã hội thiếu…một nửa. Thiếu một nửa xã hộI (!)thì làm sao có xã hộI …bình thường. Chỉ có Chú CuộI thôi thì…xã hôi…nguy mất!. Nhưng, khổ nổi, bây giờ Chị Hằng ở đâu cũng không biết?. Cái thờI xa xưa mấy mươi năm trước mọi người cứ nghĩ rằng chị Hằng đang ở với Chú Cuội ở tít trên cao, chỉ có Bé Quang Dũng mớI 7 tuổi nên rất vô tư mới …phát hiện …-không thấy chị Hằng đâu cả! . Nay, những trang nam nhi hảo hán, bạn hữu của Lục Vân Tiên… có thấy chị Hằng ở đâu không? Có thấy thì hãy “nhìn và nói đúng sự thật” nhé ! ( nhưng nhớ hãy đi theo “lề đường bên phảI” cho an toàn…..)

-“ Cây Đa em mọc trên trời,

Che mắt bạn Cuội đang ngồi chăn trâu….”
-Chị Hằng giờ ở nơi đâu?

-Riêng tôi thì chẵng thấy, chẵng biết; mà có thấy, có biết cũng…chả dám nói đâu!

* Bé Quang Dũng ( ngày xưa) nếu có duyên đọc được những lờI này thì dzui dzẻ, xí xóa nhé!

CA KHÚC: CÂY ĐA
http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/3064189225/" title="cay da by anh dep NLDLD, on Flickr">cay da