Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2008

ĐÚNG LÀ MỘT SỰ MẤT MÁT CỦA NHÂN DÂN

1. Cuộc đờI là vô thường. “ Sinh, Lão, Bệnh, Tử”, là con người có ai thoát ra khỏi quy luật ấy!. Có người “qua đời”-đi qua cuộc sống nhân gian -nhưng con người, xã hội vẫnmãi nhớ, khắc ghi, trân trọng, thương tiếc. Có những người “qua đời” không ai tiếc thương, thậm chí còn phỉ nhổ, hoặc, dù họ đang còn ở cõi nhân gian, giàu sang, quyền thế nhưng người ta coi họ như không còn sống, hoặc sống như một lũ quỹ ma, hại người, hại nước, hại dân. Lịch sử rất công bằng. Nhân dân rất rõ ràng, công tâm với những ai có công với dân, với nước và với những ai phản bội đất nước, đi ngược lạI quyền, lợI ích đất nước, nhân dân. Ông Võ văn Kiệt mất đi nhân dân thương tiếc, xã hội tiếc thương chính từ những gì cả cuộc đời ông đã vì dân, vì nước, một người đã góp phần quan trọng “kiến tạo” cho đất nước, đời sống nhân dân, cuộc sống xã hội có sự phát triển, dễ sống, dễ thở hơn trong cuộc sống làm người sau cái thời xã hội, con người nhìn tương lai không thấy đâu ánh sáng…

2. “Nhân vô thập tòan”! Đừng biến con người thành ông Thánh, rồi buộc người ta phải sống như ông Thánh, hoặc đã “lỡ” phong Thánh rồi lại buộc người ta cứ mãi phải đóng vai, dù cuộc đời này người ta đã đi qua ! Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng là một con người bình thường của xã hội, cũng “vô thập tòan” nhưng theo tôi, ông là người có TÂM với dân, với nước, đặt lợi ích nhân dân, dân tộc lên trên và cả cuộc đời đã không ngừng cống hiến. Xuất thân là một nông dân nghèo không có điều kiện để được trang bị đầy đủ tri thức theo hệ thống trường lớp nhưng ông lại có trí tuệ qua thăng trầm của cuộc đời, đất nước mà từ cái Tâm-Tâm sáng đã làm nên, có vậy mới thấy, mới hiểu, mới cảm, mới nhận, mới thu hút, đón nhận nhiều người đến với mình, cả những người là nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ; những người lao động bình thường; những người già, tuổi trẻ…; Đã nghe, đã thấu, đã biết, đã hiểu, đã nói lên được những suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của dân tộc, nhân dân và ông đã ”hành” trong khả năng của mình; tạo niềm tin cho tuổi trẻ ( thế hệ thứ tư)- những người bắt đầu bước vào đời trong xã hội mới(!); những người sống, lớn lên trong xã hội miền Nam đối địch, những người “không tự mình chọn cửa sinh ra”, những người yêu nước, yêu dân không phải bằng một con đường duy nhất….nhưng ông cũng chỉ là Một con người; Một nhà lãnh đạo; Một trong những con chim én nhưng đã tự vươn lên để giương cánh đại bàng …

3. Xã hội Việt Nam mấy mươi năm qua, một xã hộI đất nước không bình thường!. Nhiều kẻ “nhân danh”. Cá nhân nhân danh; tập thể nhân danh; đương chức đương quyền nhân danh…vì dân, vì nước nhưng hành động lại luôn vị kỷ, cá nhân, lấy lợi ích riêng áp đặt lên cả lợi ích chung của đất nước, nhân dân. Nhân dân mất niềm tin bời vậy khi có người không còn đương chức về lại với nhân dân, có tiếng nói hợp ý nguyện nhân dân nhưng nhiều người nghi hoặc, dè bỉu, không tin - chỉ là một giuộc, vì sao khi đương quyền không làm, không nói, khi về với dân lại phê phán kẻ cầm quyền.!? Hoặc, khi đương quyền, đương chức sao họ quá u mê khi hết chức, hết quyền sao lại quá ư sáng suốt . Nếu khi họ còn chức còn quyền mà sáng suốt như vậy thì đỡ cho nhân dân, đất nước biết bao!….

Ở trong một xã hội “không bình thường” nên những chuyện ấy cũng rất là bình thường nhưng không phải ai không còn chức, còn quyền cũng đều sáng suốt, cũng có rất nhiều người khi về sống trong lòng nhân dân cũng vẫn tiếp tục u mê, vẫn cái tâm tăm tối. Sống với dân, trong dân nhưng vẫn tiếp tục ăn những cặn bả, giữ, bám víu cái quyền lợi nhỏ nhoi của mình; cũng có những kẻ rất ý thức về tham đắm nhưng cũng có những ngườI mê đắm rất vô tư…

Dân là gốc của xã hội. Xã hội không có dân chủ, quyền dân chủ của dân bị tước đoạt, chỉ là cái bánh vẻ…thì con người sống với dân hẳn khác khi sống với tầng lớp cai trị dân(!). Nếu họ là người đã có tâm thì khi về với dân họ như “cá gặp nước”, hoặc nếu họ có ý thức về lợi quyền của dân, của nước ắt hẳn họ phải biết ” sám hối” để sống trong “ bể nước nhân dân” nếu ngược lại, bọn họ lại như đám ong vò vẻ, càng khổ cho dân hơn…

4.Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất đi nhân dân tiếc thương và cảm thấy có một sự mất mát vì ông đã nói lên tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân! Tiếng nói của người “nguyên Thủ tướng, UV. Bộ chính trị” của ông có tiếng vang vọng lớn hơn người dân bình thường, nhỏ bé, hơn những ngườI yêu nước khác….. Những tiếng nói của ông dù không muốn nhưng người ta chừng mực cũng phải nghe, phải nghiên cứu... chứ không phải bỏ ngoài tai, quăng vào sọt rác.. Những tiếng nói kêu gọi về hòa giải hòa hợp dân tộc, đối thoại với người bất đồng chính kiến; tiếng nói kêu gọi thực hiện quyền dân chủ của nhân dân; chống tham nhũng, bảo vệ tiếng nói của giớI báo chí; tiếng nói phảI quan tâm đến đờI sống của nông dân, ý thức, tinh thần dân tộc; chăm lo thế hệ trẻ; tình cảnh và quyền của những người công nhân, các tầng lớp nhân dân trong xã hộI và những vấn đề nhạy cảm của xã hộI, đất nước...theo con đường của mình.. Ông đã nói lên một chân lý đơn giản-"Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả"! Chân lý ấy trong một xã hội không bình thường không phải ai cũng có ý thức, ai cũng có quyền nói, công khai để nói và để biến nó thành hiện thực trong cuộc sống xã hội Việt Nam ta hiện nay không phải là điều dễ dàng!

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất đi lúc này đúng là một mất mát của nhân dân, đất nước !

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2008

MANG LAC...




Bỗng, có một ngày Mang lạc…


1. Những con mãnh thú không biết từ đâu túa về cả xóm làng hoảng hốt. Nào Báo, nào, Hổ, nào Voi, Chồn, Cáo, Sói, Rắn rết….Cả xóm làng khiếp sợ bỗng dưng, tất cả như hóa thành đá, đóng thành băng. Đất như đứng lặng! Bầu trời như tối xầm chỉ còn chơ vơ một đốm lửa đỏ rực. Cuộc sống như không còn tiếng trẻ hát, không còn nghe lời mẹ ru; không còn tiếng chày, tiếng đục, tiếng khoan; không còn tiếng gà gáy sáng, tiếng chó sủa trong đêm; không còn tiếng mỏ, tiếng chuông, tiếng đàn, tiếng hát; tiếng cồng, tiếng chiêng; không còn tiếng xe, tiếng cộ, âm thanh cuộc sống phố chợ, ngày mùa… …..Rừng hoa, vườn hoa, phố hoa cũng bỗng dưng biến mất.Suối không còn róc rách. Chim chóc cũng lặng câm, không biết chúng còn hay đi đâu mất….Những bếp lửa trong mỗI ngôi nhà chỉ còn tro nguội lạnh, không còn hơi ấm. Cả xóm làng vắng lặng chỉ nghe tiếng báo, tiếng hổ gầm; tiếng voi hống; tiếng sói tru…

2. Chúa sơn lâm giờ làm chúa cả xóm làng lạnh ngắt . Bầu Trời èo ọp, đốm lửa lạnh rờn, lạ thay, nhiều cây quanh bọn Sói, bọn Hổ, Báo, Voi…biến thể thành loài cây Si, cây Leo, cây Vạn Tuế …đứng chắn gió nồm khô khốc, gió bắc rét run, ngọ ngoạy cụp lá, rung cây hình như để làm oai với dân làng bất động, với cây rừng vàng lá, cong queo, thiếu sức sống, không có hơi người, vắng cả tiếng giun dế rả rích trong đêm …Lũ Sói, Rắn rềt, Chồn hôi….làm sai nha tàn ác của bọn Hổ, Báo. Voi to con, chậm chạp mà hung hãn lại ngu đần chỉ để cho bọn Hổ, Báo, Sói ..xúi dại, sai khiến…Cáo thừa “nước đục thả câu”... Rừng lặng yên. Xóm làng lặng yên. Không có tiếng người. Ruộng lúa oằn mình, tơi tả... Tre, nứa, ngàn thông èo uột…đứng còng lưng, không vi vu theo gió, không kẻo kẹt đung đưa, không còn bền dai trong bão tố. Những cây đa cổ thụ da như sần sùi, ghẻ lở, lá dường như cũng biến màu, đứng tồng ngồng trong bầu trời xám ngắt.
-Bầy chim muông đi đâu sao không tiếng hót hay đã bị nhốt hay đã bay đi, hay biến thành đá?!....

Từ ngày con Mang lạc cuộc sống xóm làng hầu như không còn. Khi bọn Hổ rống chỉ có lũ Si, Vạn tuế cong lá để mà ve vẫy, lũ Voi thì cố hống, hò la; bọn Sói, Chồn Cáo thì nhe nanh, phổng mũi … Những loài Giun, Dế , bò sát hiền lành, những loài có cánh, gậm nhấm… hầu như biến màu như con tắc kè để giữ mạng sống…

3.Có rừng có chim muông. Có người có xã hội. Có mặt trời, non nước, dòng suối, con sông, gió thổi, mây bay, có vạn vật trong cuộc sống tự nhiên muôn loài ….sự sống mới nẩy lộc, đâm chồi, mơn mởn xanh tươi, vươn lên, phát triển dưới bầu trời, chói chang ánh nắng, đầy gió, trăng sao…Chim chỉ có thể hót trong bầu trời xanh tự do, cao rộng. Không có bầu trời, không có ánh sáng, có gió, có mây …chim hót với ai, soải cánh với ai !?…Con người đã đóng thành đá, thành băng, lặng im, lạnh ngắt…đâu còn cuộc sống thực sinh… Mặt đất - bầu trời như khép lại. Hổ giơ móng đã chạm tới trời. Lũ dã thú quen thói hướng về đóm lửa hắt hiu một giọng tru….

- Chim muông đi đâu sao không còn tiếng hót hay cũng đã đổi màu hay vì không còn bầu trờI cao rộng…!?.

4.Chim muông ở đâu hãy cất tiếng hót đi!. Muôn loài ở đâu hãy bừng dậy đi!. .Ngàn hoa ở đâu sao không khoe sắc và Người, ngọn lửa Tim đâu sao còn nguội lạnh!? Sự tàn bạo, bất nhân của dã thú đã làm tâm của Người không tự nhen lên ngọn lửa rồi chăng?!.

Hãy tự nhen lên ngọn lửa phá tan làn băng lạnh giá, cho gỗ, đá có lòng nhân, dã thú biết tiếng con người. Hãy lan tỏa ngọn lửa ấm, nối kết sóng tâm hồn, giao thoa cùng vũ trụ, vạn vật thức dậy đón ánh mặt trờI tỏa sáng trong tim. Có gì đâu mà sợ hãi, yêu quái còn phải khiếp sợ trí- nhân…. Con ngườI-vũ trụ nhất thể. Con Người chúa tể muôn loài.-Từ Tâm. Quay về!

Hãy bừng tỉnh dậy đi Người! Hãy tự thức tỉnh cho bầu trời, mặt đất, cuộc sống muôn loài, vũ trụ hoan ca. Bọn Hổ, Báo, Voi, Cáo, Sói, Chồn hôi… cũng chỉ là loài vật. Chúng đâu có trí, có tâm. Chúng đâu có tâm hồn, đâu có lòng nhân, đâu có tình yêu thương nhân loại, đâu biết nói tiếng con người. Tâm là Nhân, là Trí, là Dũng, là Huệ, là Chí, là Khí… Con người rất nhỏ nhoi trước vũ trụ nhưng rất to lớn, bao trùm cả bầu trời,vũ trụ bao la ! Người mới là chủ tể của muôn loài!.

-HỡI bầy chim hãyyêu mặt đất cất cánh bay lên hướng về mặt trời…



5. Những chiếc lồng son lòe loạt kia có gì đâu phải tiếc. Trang điểm cho nhiều màu, nhiều sắc thì cũng chỉ là những chiếc lồng, chiếc cũi thôi. Đừng tự an mình trong chiếc lồng dù là pha lê, nạm ngọc. Đừng ẩn mình trong hang, đừng biến màu để yên phận cuộc sống. Bầu trời tự do, cao rộng là của chim ! Biển nước trong xanh, hiền hòa mới là của cá. NgườI vẫn luôn là Người. Bầu trời tự do, cao rộng, chan hòa ánh sáng mặt trời, long lanh, huyền diệu của trăng, sao, hằng hà tinh tú; gió mát dịu hiền, đất thở hơi sương, lá cỏ tươi xanh rung tơ, mỉm cười chào nắng ban mai dịu ngọt ; ngàn hoa, ngàn bướm luợn bay trong ánh nắng bình minh muôn sắc huy hòang. Chim hót líu lo, líu lít vang lừng trong dàn nhạc trời muôn cung bậc, ngọt ngào hương hoa…Xã hội Người - đời thực sống….


☼☼☼

Rồi một ngày, Mang không còn lac, rừng lại tươi xanh. Hổ, báo… về lại với rừng. Không cần nuôi chúng làm gì trong những lồng sắt, lồng son. – Hãy về lại với rừng đi hỡi bầy dã thú! Vạn vật, muôn loài đều cần có tự do. Loài Si, Leo, Vạn Tuế kia cũng sẽ làm đẹp cho đời. Mặt Đất, Bầu Trời, Con Người, Xã hội, Biển rộng, rừng xanh, Vạn vật muôn loài, Vũ trụ huyền diệu sống sáng tâm linh ngàn năm vẫn luôn tươi đẹp…Người, tâm hồn hoa như tỏa sáng….

- Hỡi bầy chim hãy vỗ cánh tung bay trong bầu trờI xanh tự do, cao rộng !…
Mặt đất bình yên!
.