Thứ Ba, 4 tháng 12, 2007

Nghĩ về một thời tuổi trẻ (I)




Ai cũng có một thời tuổi trẻ.! Tuổi trẻ luôn là con người của thời đại.Tuổi trẻ ngày xưa lớn lên trong chiến tranh, đất nước hai miền chia cắt…khác với tuổi trẻ hôm nay sống trong bầu trời hòa bình, đất nước thống nhất và bước vào kỷ nguyên mới, thời đại mới….Nghĩ chuyện xưa vì tuổi trẻ hôm nay. Tuổi trẻ luôn là tương lai của dân tộc, đất nước.

Hơn 30 năm đã trôi qua kể từ tháng tư năm 1975, những người một thời tuổi trẻ với lòng dạt dào yêu nước, yêu cách mạng, đã có ý thức rõ ràng-“khi bước chân vô là chấp nhận tù đày, là gươm kề cổ, súng kề tai..”; ý thức cuộc sống của mình gắn liền với sự sống và tương lai của cả dân tộc, yêu hòa bình, độc lập, yêu cuộc sống làm người trong một đất nước dân chủ, tự do… Những người luôn có ý thức sâu sắc về lịch sử dân tộc hơn một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, luôn quý trọng, tự hào truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc…Những người tuổi trẻ thời ấy ( 1960-1975) giờ đã bước vào tuổi nghỉ hưu và đang chuẩn bị nghỉ hưu.. Nhìn lại một thời tuổi trẻ với biết bao tự hào, trăn trở, nghĩ suy!….
(1) …Những ước mơ ngàn năm nay đã tới…
“Những ước mơ ngàn năm nay đã tới. Đất với trời nay đã thuộc về ta” ! Tâm hồn tuổi trẻ đã xiết bao hân hoan mừng ngày đất nước giải phóng. Đất nước độc lập, tự do, thống nhất, từ nay sạch bóng quân thù ! . Ta lại về ta! Những anh em bạn bè thời tuổi trẻ đã ra đi vì sự nghiệp đấu tranh của dân tộc- người chiến khu về; người lao tù ra, người hoạt động bí mật, công khai sống, đấu tranh trong lòng đô thị; người còn kẻ mất…nhìn mặt nhau tưởng rằng không bao giờ gặp lại…xiết bao vui mừng !. Hôm nay Độc lập, Tự do đã về ta! Khát khao, ước vọng của tuổi trẻ cho cả dân tộc nay lại bắt đầu với chặn đường lịch sử mới! Tâm hồn lãng mạn của tuổi trẻ đã đi ra trong cuộc chiến tranh yêu quý vô cùng những gì đã đạt được cùng với những ước mơ, lý tưởng về một dân tộc mới trong thời đại mới! Tuổi trẻ đã có ý thức, ý chí, tri thức, nghị lực và cả tương lai trước mặt với tâm hồn nồng nàn yêu nước, đi đầu trong dòng sống, tầm cao lịch sử đã có biết bao nhiêu điều mơ ước, mong muốn đem đến cho nhân dân, dân tộc, đất nước, Tổ quốc Việt Nam yêu thương, cho mỗi con người, mỗi tâm hồn đã trải qua bao khổ đau trong chiến tranh, trong cuộc sống, trong nổi nhục “nhược tiểu”, nghèo nàn, lạc hậu …với tất cả sự cống hiến…
(2) …Ý thức dân tộc trong chiến tranh….
Là con người ai cũng có một nơi chốn mình sinh ra. Lớn lên ở trong mỗi gia đình, mỗi làng quê, mỗi phố phường, thôn xóm, trong mỗi trường học, đoàn thể trong cuộc sống xã hội … Tuổi trẻ lớn lên trong chiến tranh, tùy nhân duyên cuộc sống xã hội mà mỗi con người có những số phận riêng. Lớn lên cùng một thời nhưng mỗi người lại có con đường riêng để đi vào đời. Tuổi trẻ và dân tộc! Bằng sự ý thức, tuổi trẻ chọn con đường nào? Nếu cuộc chiến tranh chống xâm lược rõ ràng thì cả dân tộc sẽ cùng đứng lên , dù bất cứ thời nào cũng đều có kẻ bán nước, làm tay sai cho bọn xâm lược. Cuộc chiến tranh VN đã chấm dứt 32 năm qua đâu phải …dễ nhìn thấy, đâu phải mọi sự tỏ tường.…Biết bao nhiêu câu hỏi cho những con người tuổi trẻ bước chân vào cuộc đời với những chọn lựa. Nếu chỉ nghĩ đơn giản- lớn lên, ăn, học, có một bằng cấp, nghề nghiệp, đi làm kiếm tiền, lấy vợ, lấy chồng, sinh con, đẻ cái ..bình thường trong cuộc sống bình thường xã hội. ..không có gì để nói . Tuổi trẻ sống trong đất nước chiến tranh- cầm súng là điều không tránh khỏi. Đến tuổi là phải đi làm nghĩa vụ người công dân- nghĩa vụ quân sự hay quân dịch đều phải cầm súng để chiến đấu theo mệnh lệnh của kẻ cai trị nhân danh nhà nước …Với ý thức thân phận tuổi trẻ lớn lên trong chiến tranh, cuộc chiến tranh với nhiều ngôn từ nhưng trên chiến trường hai bên đều là người Việt, cùng chung một truyền thống lịch sử dân tộc, cùng một tiếng nói, cùng những niềm tự hào dù có khác nhau về chế độ chính trị xã hội. Tưổi trẻ không tự mình chọn lựa chế độ xã hội mình sinh ra nhưng lớn lên, ý thức về vận nước, với cuộc sống hàng ngày; với những bài học lịch sử trong nhà trường, truyền thống của mỗi gia đình…tuổi trẻ có ý thức hoặc không ý thức chọn lựa đường đi cho cuộc đời mình trong cuộc sống dân tộc – một dân tộc thống nhất, không phân chia!
(3) … Ý thức lựa chọn khi có dân chủ , tự do….
Là thế hệ sinh sau, đẻ muộn lớn lên lại trực tiếp với cuộc chiến tranh. Sau bức màn sắt của cuộc chiến tranh đỏ lửa là gì? – Lửa chiến tranh ai không khiếp sợ, có ai muốn lao vào. Tuổi trẻ và chiến tranh. Ngọn lửa vô nhân, vô tình . Tuổi trẻ phải đối mặt, phải đi vào. Có kẻ bị lùa vào như một đàn thú; có kẻ lao vào như kẻ thiêu thân; có kẻ trốn chạy, hủy hoại thân mình; có kẻ ý thức từ ngọn lửa đỏ rực! Sau ngọn lửa chiến tranh đó là gì? Là công cụ của cuộc chiến nên sau ngọn lửa là sự bí mật với tuổi trẻ- Bí mật ấy đâu dễ nhìn thấy, đâu dễ nhận ra… Cuộc chiến tranh trong một dân tộc, một đất nước ai cũng dành chính nghĩa về mình. Ai cũng tự khoác áo cho minh vì dân, vì nước. Ai cũng vì Tổ quốc Việt Nam. Ai cũng tự cho mình là tốt đẹp … Tuổi trẻ phải chọn lựa! Gắn liền cuộc sống của mình với tầm cao của dân tộc tuổi trẻ sẽ có ý thức. . Nếu chỉ vì một cuộc sống đơn giản, bình thường là một người dân trong một xã hội, tuổi trẻ phải chấp nhận những quy định sắt của luật pháp xã hội và cả đạo lý làm người.. Bảo vệ Nhà để bảo vệ Nước. Giữ Nước để giữ Nhà! . Tuổi trẻ lại luôn luôn là con người của thời đại, nhiều lãng mạn, lý tưởng, ước mơ; trọng chân lý, chống bất công; yêu công bằng, tự do, độc lập, tự chủ ..Nhưng trong chiến tranh, tuổi trẻ lại luôn luôn là đối tượng, công cụ của kẻ thống trị… Có ý thức chọn lựa hay không? Muốn hay không muốn ..đều phải cầm súng, trừ những kẻ đặc quyền, đặc lợi….Sự ý thức của tuổi trẻ đều trong một điều kiện xã hội nhất định. Kẻ thống trị bao giờ cũng bắt người trong xã hội phải tuân theo trật tự xã hội với những công cụ quyền lực và luật pháp. Trung thành với tổ quốc là trung thành với chế độ!. Con người có sự tự do của mình, tối thiểu là tự do tư tưởng để ý thức được vai trò, cuộc sống của mình trong xã hội, những quyền của người công dân trong xã hội dân chủ. Nếu không có tự do, dân chủ cho mỗi con người, con người trở thành một công cụ của kẻ nắm quyền lực nhưng con người bao giờ cũng là con người có ý thức nên dù có dùng quyền lực –công an, mật vụ, tòa án, nhà tù để ép buộc cách này, cách khác, con người cũng đều vươn đến sự tự do, có khi chấp nhận hy sinh cả mạng sống để dành quyền tự do của chính mình-quyền sống làm người và với dân tộc là quyền dân tộc tự quyết!

(4) Ước mơ … Aỏ vọng ….!…
Tuổi trẻ ước mơ, lý tưởng! Tuổi trẻ đi đâu, về đâu, làm gì..trong cuộc sống xã hội chiến tranh!- Là cuộc chiến tranh chống xâm lược? chiến tranh ý thức hệ, dân chủ, tự do chống công sản? Là cuộc nội chiến?.. Với truyền thống của người VN, ai cũng có lòng yêu nước, chống xâm lược, ai cũng quý độc lập, tự do; ai cũng có ý thức về một đất nước, dân tộc tự chủ… nên trong cuộc chiến tranh chống xâm lược kẻ lãnh đạo chiến tranh luôn khoác áo người yêu nước để động viên, thu hút lòng yêu nước của nhân dân, của tuổi trẻ. Tuổi trẻ với tinh thần yêu nước đã chấp nhận hy sinh tự do cá nhân mình để đứng vào trong một tổ chức, chịu sự lãnh đạo của môt tổ chức mà mình cho là có chính nghĩa, là dân tộc hơn cả . Tuổi trẻ với cả lòng nhiệt huyết nhưng vẫn luôn là “tuổi trẻ” nên dễ bị lừa mị, ảo tưởng theo một đường lối tuyên truyền đánh vào tâm lý. Nhưng là tuổi trẻ, đằng sau sự hy sinh cho hiện tại bằng tham gia vào cuộc chiến, tuổi trẻ còn ước mơ một đất nước VN sau này khi không còn chiến tranh và có lẽ, không ai ngu xuẩn để chọn cho mình một ước mơ, lý tưởng phủ nhận đi chính mình, phủ nhận một xã hội có những quyền tự do dân chủ dù là tối thiểu … .Một xã hội mình nghĩ là rất tốt đẹp, rất nhân bản, xã hội “người với người sống để yêu nhau”, xã hội tất cả vì nhân dân, dân tộc, tổ quốc …Vì tin vào tính bản thiện, vào tính Người, vào lòng yêu nước của mỗi con người VN, tuổi trẻ đã bỏ ngoài tai tất cả những gì dù người đi trước đã có kinh nghiệm- để tham gia tranh đấu. Một cuộc chiến tranh đã huy động cả truyền thống hơn 4 nghìn năm đấu tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc…Nhưng tuổi trẻ vẫn là tuổi trẻ! -
Ước mơ lớn, ảo vọng nhiều!…






Không có nhận xét nào: