Thứ Năm, 13 tháng 3, 2008

TRÊN MỘT CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG

TRÊN MỘT CHẶNG ĐƯỜNG QUÊ HƯƠNG

Tuổi trẻ ở học đường ngoài học kiến thức tôi đã học được tinh thần công dân, lòng yêu nước từ những bài học lịch sử, văn học Việt nam; tình cảm yêu nước của những người Thầy truyền lại và không thể thiếu từ sinh hoạt cuộc sống gia đình, dù gia đình tôi không phải là gia đình trí thức, giàu có, chỉ là gia đình lao động nghèo .Nhưng từ cái nghèo, cuộc sống vất vả của Mẹ, Cha, nhưng với không khí đầm ấm, những câu chuyện kể của Cha, những lời ru mộc mạc nhưng đầy tình ngườI của Mẹ cùng vờI tình cảm nước non…Vốn liếng tinh thần, kiến thức mỗi người tự chắt lọc qua nhận thức, tình cảm tự nhiên của mình...

1.Mùa Hè năm 1970, ở nhà chẵng biết làm gì, tôi và một người bạn cùng lớp, cùng xóm rủ nhau tham gia sinh hoạt thanh niên Hồng Thập Tự. Có lẽ đây là môi trường cho tôi tiếp xúc, mở rộng hơn tầm nhìn về xã hộI chứ trước đó đi học, đến trường vớI những bạn đồng học, về nhà vớI những bạn cùng xóm. Chúng tôi có thêm những người bạn trai, gái, đồng niên hoặc khác lứa. Trong những buổI sinh hoạt tôi đón nhận thêm những tình cảm bạn bè, thêm những người bạn mới, học được nhiều điều và cho tôi tự tin hơn..Tôi biết thêm những ca khúc sinh hoạt, những ca khúc mang đâm tình cảm quê hương, đất nước ngoài những ca khúc tôi đã học ở trường, đã nghe qua đài phát thanh và những văn thơ, nhạc tôi tự tìm đọc và tự học.. Trong sinh hoạt TN.HTT tôi đã hát những ca khúc của tôi sáng tác. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi hát cho bạn bè nghe trong một tập thể lớn hơn bạn bè cùng xóm, cùng lớp. Bạn bè thích, rồi “đặt hàng” cho tôi viết về những bài “Tóan ca”. Mỗi tóan trong Thanh niên Hồng Thập Tự thường lấy tên một danh nhân, những nhà khoa học, bác sỹ có nhiều cống hiến cho nhân loại như Enstein, Calmet, Playming……Năm đó, tôi cũng được dịp tham dự trại hè tại Vũng tàu cùng với Đòan. Đây là lần đầu tiên tôi đi chơi xa nhà và đi dọc dài trên quốc lộ 20 đến SG. Trời mưa rả rích với không khí nóng không như Đà Lạt. Ở tạI trụ sở HTT TW một đêm, ngày sau đòan tiếp tục đi Vũng Tàu và ở một nhà gần bờ biển bãi trước rất tiện cho mỗI buổi sáng, buổI chiều đi tắm biển. Đi trại, sinh hoạt tập thể, ăn ở tập thể, có những người bạn thân mà từ đó gắn bó vớI tôi cho đến nay.. Lúc được phép của các anh Huynh trưởng cho tự do đi chơi phố Vũng Tàu, tôi đã tình cờ mua được một tập ca khúc mới, hơi lạ- “Hát cho dân tôi nghe”! Tập ca khúc của tổng hội SV Sài gòn ấn hành…Có những ca khúc tôi đã biết như Người đợi ngườI của Tôn thất Lập nhưng nhiều ca khúc tôi chưa biết như Làm thân cỏ cú, Hát cho dân tôi nghe, Người Mẹ Bàn Cờ…Tôi rất thích vì nó cùng nằm trong dòng tình cảm, suy nghĩ của tôi về quê hương đất nước. Thời gian đó, tôi viết nhạc –tuổi học sinh-trong một nhận thức đậm ấn tượng sau tết Mậu Thân …- Chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến mà ” Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, Một trăm năm nô lệ giặc Tây, Hai mươi năm nội chiến từng ngày.”!..-ca khúc “Gia Tài Của Mẹ” của Trịnh công Sơn tuổi trẻ học sinh chúng tôi lúc đó vẫn thường nghe, thường hát … Biết đàn ca, sáng tác nhạc đi đâu cũng được bạn bè trai gái…yêu mến. Tôi đã tập hợp xướng 3 bài Hòn Vọng Phu nhân Đòan TN HTT kỷ niệm ngày thành lập( Chu niên)…Anh em, bạn bè tin tưởng hơn về khả năng …nhạc của mình. Rồi một ngày, một số bạn bè đề nghị với tôi thành lập một tóan văn nghệ để có thể truyền bá những ca khúc về quê hương, tuổi trẻ, tạo nên những tình cảm lành mạnh, yêu đất nước, quê hương trong sinh hoạt thanh niên, góp phần đẩy lùi đi những ca khúc ủy mị, "kích động nhạc", phong trào hippy, nhảy đầm, ăn chơi, hút chích của không ít những thanh niên trong xã hộI lúc đó mà chúng tôi cảm thấy không hợp với bối cảnh đất nước chiến tranh… Họ sống “hiện sinh”(!) và như tách khỏi cuộc sống chiến tranh của quê hương; Bi quan , bất mãn trong cuộc sống hiện tại. Bế tắc tương lai. Đi lính là con đường trước mắt của thanh niên, không chừa một ai. Nhiều thanh niên đã đi lính, tự nguyện hay bắt buộc và cũng nhiều người trốn lính, khai man lại giấy tờ để tiếp tục đi học…

2.Tóan văn nghệ Đồng Lúa Reo chúng tôi được thành lập có sự cố vấn của một anh bạn là giáo sư trường Nữ trung học Bùi thị Xuân. Thành viên gần 20 anh, chị em là sinh viên, học sinh học ở Trường Đại học Đà Lạt và các trường trung học trong thành phố, cũng là những đòan sinh tham gia sinh hoạt Hồng thập Tự và các đòan thể khác …Nội dung chương trình, tiết mục do chúng tôi quyết định – một anh bạn là sinh viên trường Đại học Đà lạt làm tóan trưởng, tôi tóan phó phụ trách phần văn nghệ của Tóan… Để thuận lợi cho hoạt động , tóan văn nghệ chúng tôi quyết định tham gia làm thành viên phong trào Du ca Việt Nam, trở thành tóan Du ca Đồng lúa Reo. Tóan Văn nghệ của chúng tôi là mạnh nhất vì có người hướng dẫn có chuyên môn về nhạc, những tóan khác không có. Những tóan văn nghệ “ Vui ca lên” trong học sinh Bùi thị Xuân, hay như ở Trường Đại học Đà Lạt… chủ yếu học những bài hát mới rồi tập, truyền lại cho nhau, sinh hoạt với nhau, tham gia vào các công tác xã hội…Bởi vậy, sau này, tôi mới được bạn bè tín nhiệm bầu làm Liên tóan trưởng Du Ca Đà Lạt( 1971). Những ca khúc trong tuyển tập" Hát cho dân tôi nghe" của Tổng hộI SVHS SG, “Ta phải thấy mặt trời”của Trịnh công Sơn. Một số ca khúc của các nhạc sỹ trong phong trào Du ca như Nguyễn Đức Quang( phong trào TW); Bùi công Thuấn( Đồng Nai), Tôn thất Lan( Đà Nẵng…)được tôi chọn lọc và tập hát cho cả nhóm, dựng thành tiết mục và chuẩn bị đi biểu diễn, truyền bá khi đủ điều kiện…Khát vọng Hòa bình là khát vọng chung của dân tộc, của tuổI trẻ chúng tôi lúc đó. Tôi cũng viết nhiều ca khúc với khát vọng Hòa bình cho quê hương. Dòng sống tình cảm nhận thức về quê hương, đất nước, hòa bình, dân chủ, dân sinh…đến với chúng tôi một cách tự nhiên! Trong sinh hoạt, bạn bè lại chuyền tay nhau những tờ báo của Tổng hội sinh viên SG; Huế; Tạp chí ĐốI diện…rồi bàn luận về chuyện đất nước, quê hương, về cuộc chiến tranh VN…Ngoài những lần đi hát ở những trường học, kể cả tại trường ĐạI học Đà Lạt, tóan văn nghệ chúng tôi đã tham gia vào cuộc đấu tranh chống độc diễn Liên danh_ “Nguyễn văn Thiệu-Trần Văn Hương” ngày 3/10/1971- Hát kêu gọi đốt thể cử tri, không đi bầu cử, kêu gọi xuống đường tranh đấu…Hoạt động của nhóm đã tham gia vào hoạt động đấu tranh có tính chất chính trị. Tôi lúc đó đã tham gia là ủy viên Tổng đòan học sinh Đà Lạt. Một số anh em trong tóan thì lại sợ. Không thích chính trị, chỉ thích hoạt động văn nghệ thuần túy. Một vài anh em chúng tôi, trong đó cũng có một vài người đã là cơ sở CM (sau này chúng tôi mới biết) tiếp tục “dấn thân”!…

3.Tôi nhìn cuộc chiến tranh Việt Nam ban đầu là cuộc nội chiến, rồi dần dần đã có một quan điểm nhận thức khác. Trước tôi rất ghét, rất sợ VC ( nhưng thích VM, có lẽ vì hào quang chống Pháp.?.). Khi nói về “VC”, có anh bạn ( sau này đã viết tác phẩm- “Phê phán Nhá nước và cách mang” ) trong thời gian tranh đấu đã nói- Mặt trận DTGMMN là ai , cộng sản hay không CS chúng ta không cần biết. Nhưng họ có cùng chung một mục đích với mình là chống Mỹ và “ngụy quyền tay sai”! Có gì mà sợ (!?)…. Trước đó tôi đã có “khuynh hướng” và lúc đó đã rõ ràng hơn nhưng tôi vẫn còn nhiều băn khoăn…
Đến với “CM”-Mặt trận DTGPMN, có lẽ, với tôi do nhiều yếu tố. Với tình cảm nhận thức của tôi, sau này nghĩ lại, là một tình cảm nhận thức ngu sy vì tôi “nhận thức bằng trái tim”, tin con ngườI, vào lòng nhân của con người - Là người VN ai cũng có lòng yêu nước. Là con người ai cũng có lòng yêu thương. Là con người không ai có lòng bất nhân, dã man, phản bội với những con ngườI từng sống với mình, vào sinh, ra tử. Con vật sống vớI mình mình còn yêu thương…Con người ” tính bản thiện” chứ không phải “bản ác”. Tin vào lòng từ tâm của con người, lòng yêu nước của những người đang chiến đầu “chống Mỹ”, họ đã dám, chấp nhận hy sinh cả sự sống của mình, không thể là kẻ vị kỷ, tư lợi được (!)…. Chống ngoại xâm như ăn sâu vào tâm khảm, huyết mạch của mỗi người VN. Tôi không thích Mỹ, Tôi chống Mỹ. Tôi không muốn học tiếng Anh vì chỉ làm tay sai cho Mỹ(!?)( Nhận thức ngu xuẩn ấy sau này tôi phải trả giá..!)…Tôi ghét những người mà thời đó gọi là “bán nước, làm tay sai” cho Đế quốc Mỹ….Rồi, cái tuổI 17, 18 …bắt đầu. ..yêu.! Chúng tôi gặp nhau” trong những ngày tranh đấu”. Và, từ cái nhìn đầu tiên. -“Chỉ vì đôi mắt mà ngơ ngác…” . Cô bé đang là học sinh lớp đệ tam( lớp 10) trường nữ nổi tiếng của Thành phố Đà Lạt. Tuổi chỉ mới 16 thôi nhưng tình cảm, nhận thức…đâu phải như lứa tuổi 16 bình thường… Chúng tôi đến với nhau cũng rất là tự nhiên “trên con đường tranh đấu” và khi đã có “giác ngộ”(!) mà với tuổi trẻ thì có gì lãng mạn hơn . Rất hăng say, rất nhiệt tình, không biết sợ, luôn tìm cách vượt qua những cản ngăn của …gia đình vì bố mẹ nào chẵng thương con, lo sợ con cái dại dột dấn thân vào con đường mà tuổi mới lớn có biết gì đâu về cuộc đời, dễ bị lợi dung,sai lầm, sa ngã , mà lại dấn thân vào con đường chính trị, “làm VC” thì …liên quan cả đến gia đình nữa chứ đâu phải đơn thuần. Nhưng tuổi trẻ, mới lớn luôn muốn được độc lập với gia đình, thậm chí tin vào bạn bè, người ngoài hơn là lời nói, dạy bảo của cha mẹ. Tuổi trẻ hồn nhiên, vô tư, chỉ biết hy sinh, cống hiến, không hề nghĩ tư lợi… Một sự trong trắng ấy…người mẹ, người cha nào đã trải qua cuộc đời trong xã hộI VN mà lạI chẵng lo lắng. Nhưng, “đã giác ngộ “ rồi…thì cứ lao vào….
-Tôi yêu đất nước, quê hương, yêu dân tộc VN, tự hào truyền thống lịch sử dân tộc Việt. Yêu tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, chống quân xâm lược mà hàng ngày trước mắt chúng tôi đã thấy sự hiện diện ấy; Tôi tin người, tôi yêu người và tôi yêu người tôi yêu đã cùng “lý tưởng, ước mơ” nên, tôi đã chọn lựa, đã đứng về một phía……..


4.Mấy chục năm sau, khi gần đến cái tuổi nghỉ hưu, cái lý tưởng, ước mơ ban đầu của một thờI tuổi trẻ ấy vẫn vời vợi xa dù trong trong cuộc sống xã hộI "chân bước lui nhưng vẫn cầm cờ hô hào đi tới"... …Tôi có cảm nhận, sự “tuyệt vời” nhất của con tàu Việt Nam trong thế kỷ…hiện đại là đã đi giật lùi so với những con tàu khác…. . Đi được như vậy, có lẽ phải có những con người cầm lái rất là “tài năng, vĩ đại”, có “kim chỉ nam” hiện đạI nhất, tiên tiến nhất… mới có thể làm được!….Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có lẽ đây là trang lịch sử “vĩ đại” nhất..

Nói thêm_ Nhiều người đã viết về Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn! Lứa tuổi chúng tôi lớn lên có lẽ ai cũng đã từng hát, từng nghe nhạc TCS. Khi tham gia tranh đấu, chúng tôi đã có những suy nghĩ, phê phán quan điểm nhận thức của TCS về chiến tranh VN- Tại sao” 20 năm nộI chiến từng ngày”?; Tại sao” Hỡi 3 miền vùng lên cách mạng..” Nhưng sau này, trải nghiệm qua cuộc đời, thấm thía cái con đường “đi đến thiên đàng..” của mình, tôi nghĩ lại- Nếu TCS không nhận thức “20 năm nội chiến từng ngày”, không suy nghĩ về thân phận con ngườI- NGƯỜI VIỆT NAM DA VÀNG- trong cuộc “nội chiến”, không suy nghĩ dù là con người Miền Nam, Miền Bắc phục vụ cho mục đích của 2 chế độ cũng là người VIệt Nam. Nếu “đứng về một phía” như nhiều người khác cùng thế hệ…thì sự nghiệp âm nhạc của TCS sẽ như thế nào(?!)...!. Cái có, cái rung đông lòng ngườI, cái còn lại với đời chính là cái nhân bản, lòng yêu người, yêu quê hương, dân tộc VN da vàng, qua thân phận con người VN trong chiến tranh... Vì con người, thân phận con người với tất cả những nổi đau…., nhạt hay đậm đã thể hiện qua những ca khúc của TCS đã làm cho TCS trở thành người “to lớn”. Mà, TÍNH NHÂN BẢN, NHÂN ĐẠO-“CON NGƯỜI”, THÂN PHẬN CON NGƯỜI, TÍNH NGƯỜI, LÒNG YÊU THƯƠNG…trong sự hướng đến CHÂN, THIỆN, MỸ... theo tôi, bao giờ cũng đẹp, to lớn, vĩ đại, mãi mãi trong kiếp sống con người trong cuộc đời này và luôn là khát vọng của con người trong mọI xã hội….



Một vài ca khúc

Gửi về người em thành phố

gui ve nguoi em thanh pho

Ta đi trên đường quê hương


ta di tren duong que huong

Không có nhận xét nào: