Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2009

SUY NGHĨ CỦA MỘT CÔNG DÂN QUA KẾT LUẬN CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ DỰ ÁN BAUXIT

1. Qua kiến nghị của trí thức Việt Nam trong và ngoài nước gửi Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ đề nghị dừng dự án bauxit Tây nguyên, Bộ Chính trị đã kịp thời có Kết luận ([1]). Dù chưa đáp ứng những yêu cầu của Bản Kiến nghị nhưng bản kết luận đó cũng thể hiện một thái độ tôn trọng ý kiến của trí thức, nhân dân. Bộ Chính trị cũng đã tự bộc lộ đây là “chủ trương lớn“ đã được nghiên cứu từ Đại hội IX đến nay chứ không phải là vấn đề mới; nhưng đối với nhân dân thì dân mới được biết từ khi dự án được triển khai và hiểu rõ thêm qua “kết luận của Bộ Chính trị”!

Bộ Chính trị cũng ý thức rõ ràng "Tây Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá" (trích KL của BCT) nhưng Chính phủ lại không thông tin đến nhân dân những vấn đề quan trọng ấy mà còn ngăn chặn, cắt xén những thông tin đã thể hiện trong nội dung Báo cáo của Thiếu tướng Lê Văn Cương ([2]) được trình bày tại một cuộc Hội thảo về bauxit vừa qua. Vì những lý do gì mà Chính phủ vẫn kiên quyết chỉ đạo triển khai thực hiện dự án mãi cho đến khi Bộ Chính trị đưa ra Kết luận?

2. Kiến nghị của trí thức Việt Nam đã có ảnh hưởng lan rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng Kết luận của Bộ Chính trị cũng đã có tác dụng! “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”!. Trí thức Việt Nam ký kiến nghị đều có bản lĩnh và trách nhiệm của người trí thức đối với đất nước. Một số “trí thức XHCN” cũng dần nhận ra bản chất của vấn đề nên cũng đã ký kiến nghị, đặt lợi ích của dân tộc đất nước, “Tổ quốc trên hết” nhưng do trong lòng vẫn còn “sợ Đảng” và ép mình “tin tưởng” (!) vào “kỷ luật” Đảng nên một số người đã có những dao động nhất định! Số người tham gia ký kiến nghị khá đông đảo: “trên 1.000” sau có mấy ngày như nhóm sọan thảo đã công bố. Đó là con số thực, con người thực nhưng “chỉ khoảng một nửa hợp lệ”, theo tiêu chí của nhóm soạn thảo đề ra. Điều ấy là không bình thường trong một xã hội bình thường, nhưng cũng rất bình thường trong một môi trường không bảo đảm an ninh và tự do như trong xã hội chúng ta đang sống hiện nay!

Có một số trí thức đã ký kiến nghị nhưng lại có ý kiến khác sau khi có Kết luận của Bộ Chính trị. Sự “thật thà” bộc lộ của giảng viên đại học Hà Văn Thịnh ([3]) đã giúp mọi người hiểu sâu thêm sự trói buộc của nhà cầm quyền đối với trí thức, nhà báo: “buộc cái đầu” con người” bằng “buộc cái bụng”. Dù sao thì trí thức tuy có “sợ”, có “hèn” nhưng chất “kẻ sĩ” vẫn luôn có trong mỗi con người, trừ những kẻ cam tâm đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, đất nước…. . Mặt khác, cũng đã có những thái độ thiếu cầu thị, hống hách, lếu láo, thiếu lễ độ của một vài quan chức ([4]) mà qua đó, nhân dân có quyền đặt câu hỏi: - Có phải cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đều có tư cách đạo đức như vậy chăng?!. Thông cáo Báo chí của Bộ Công thương có thể hiện đúng tinh thần biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của trí thức, nhân dân như Bộ Chính trị đã kết luận hay là một sự huênh hoang của kẻ đi trên” lề đường bên phải”?!

3. ”Giặc phương Bắc” luôn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt nam ta từ xưa đến nay. Phương sách giữ nước của ông cha ta từ ngàn xưa là luôn giữ thế “hòa” nhưng kiên quyết bảo vệ quyền độc lập, tự chủ. Nhân dân luôn luôn là người giữ nước và vai trò của trí thức bao giờ cũng là quan trọng. Nếu không có “Nguyễn Trãi vi thần” thì “Lê Lợi có vi quân” để đưa cuộc kháng chiến chống quân Minh đến thắng lợi ?

Đảng đã biết rõ ràng “đẩy thuyền, lật thuyền” đều là dân nên trong đường lối chiến tranh luôn “phát huy”, lợi dụng sức dân và cả trong hòa bình xây dựng cũng dựa vào phương châm “dễ trăm lần không dân cũng chịu…”. Muốn xây dựng một Nhà nước “của dân, do dân, vì dân” để xây dựng đất nước và giữ nước thì “nhân dân” không thể là một “nhãn hiệu” để Đảng và Nhà nước nhân danh mà nguyên tắc “dân là gốc” phải là thực chất. Nói cách khác: Nhà nước phải là “của dân”; dân phải có thực quyền; đại biểu Quốc hội phải thực sự là đại biểu của dân, nói được tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với lợi ích của dân tộc, đất nước.

Hiện nay đất nước đang đứng trước những khó khăn chồng chất! “Đối tượng xa” không đáng lo bằng “đối tượng gần”; nguy hiểm nhất là khi nó vừa là “đối tác” vừa là “đối tượng”, lại có nhiều “ân nghĩa” trong cuộc chiến tranh “giải phóng” mà hàng triệu con người Việt Nam vì “ân nghĩa” ấy đã phải hy sinh. Nhân dân vẫn thông cảm với Đảng, Nhà nước còn đang phân vân giữa 2 con đường, 2 sự lựa chọn: lợi ích chung của dân tộc, đất nước, của nhân dân và muôn đời con cháu mai sau và lợi ích riêng của một tổ chức nắm quyền lực chưa thực sự thu phục được lòng tin của nhân dân. Việc triển khai dự án bauxit chứng tỏ “lợi ích riêng” đã thắng trong sự dao động về quyền, thế và lực mặc dù nhân dân không hề “được biết” những thông tin quan trọng có ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước.

Kết luận của Bộ Chính trị nhìn về tổng thể là một thái độ “tôn trọng dư luận”, nhưng luận điệu và thái độ của Thứ trưởng Bộ Công thương cũng như bản Thông cáo báo chí của Bộ Công thương khiến mọi người hoài nghi thiện chí của Đảng. Đảng đã nghe ý dân mà dường như chưa nghe! Tin dân nhưng vẫn sợ dân! Không tin bọn bành trướng, xâm lược nhưng sao lại có một số quan chức tự nguyện xông xáo trong kế hoạch định sẵn của bọn chúng! Muốn thể hiện là người yêu nước chân chính nhưng lại lỡ ”quá đà” vì muốn giữ vững địa vị, vì sợ mất quyền lợi riêng. Biết đó là địa bàn ”nhạy cảm”, dự án thực hiện không phải bằng công nghệ cao, lại tác động có hại đến môi trường, văn hóa, di hại cho nhiều đời sau; biết đó là không kinh tế, là hiểm nguy cả về an ninh chính trị, xã hội vì có cả một làn sóng ngầm của đội quân bành trướng, xâm lược…! Biết rằng đã làm cho cả xã hội bị tha hóa, nhũng loạn, vong bản, tàn phá đến cả tâm linh dân tộc nhưng lại bất lực trước “lực lượng âm binh” đã hình thành từ lòng say mê quyền lực, từ quyền lợi cục bộ, riêng tư…

Về dự án bauxite hiện nay, qua Kiến nghị của trí thức Việt Nam ([5]) và Thư ngỏ gửi các đại biểu Quốc hội khóa 12 ([6]), dựa vào đạo đức dân tộc, tinh thần yêu nước của người Việt Nam, đặt lợi ích “Tổ quốc trên hết”, với tư cách là một công dân, tôi xin có một số suy nghĩ như sau:

- Đảng, Quốc Hội, Nhà nước, Chính phủ cần tin vào nhân dân và tinh thần khoan dung, yêu nước của nhân dân; công khai hóa mọi chủ trương của Đảng, Nhà nước cho dân “biết”, “bàn”, “giám sát, kiểm tra” trên tinh thần “tất cả vì lợi ích dân tộc, đất nước”. Cần tôn trọng mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân ; xây dựng một xã hội dân sự thật sự của nhân dân, coi đó là lực lượng năng động để bảo vệ đất nước, xây dựng đất nước;

- Quốc hội phải thực sự là cơ quan quyền lực của nhân dân. Đại biểu phải thực sự là đại biểu của nhân dân và cần có ý kiến rõ ràng, xứng đáng với lòng tin của nhân dân, là người đại biểu của nhân dân chứ không phải của ai khác, nhất là với Kiến nghị của trí thức về dự án bauxite hiện nay;

- Dự án bauxite cần phải được dừng ngay để tiếp tục rà soát, kiểm tra, nghiên cứu, đánh giá lại hiệu quả kinh tế và tác hại môi trường theo như Kết luận của BCT, trên cơ sở lợi ích đất nước, dân tộc, vì muôn đời con cháu mai sau chứ không phải khai thác bằng mọi giá…. Cần chọn mô hình “Tây nguyên xanh” chứ không phải là mô hình nào khác; ngoài yếu tố về kinh tế, xã hội, môi trường, đó còn là vấn đề nhân bản, văn hóa và gốc văn hóa của con người dân tộc Tây nguyên, là địa lý chiến lược an ninh quốc phòng…. Không thể nhân nhượng!

- Lao động Trung Quốc đang hoạt động trên các công trường xây dựng, sản xuất thuộc các dự án của Trung quốc trúng thầu cần phải được kiểm tra và nghiêm túc thực thi đúng pháp luật Việt Nam dựa trên nội dung cùa Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008: Không sử dụng lao động phổ thông; chỉ cho phép lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao ở vị trí quản lý, điều hành và các chuyên gia kỹ thuật với số lượng hạn chế. Cũng cần làm rõ trách nhiệm: ai cho phép lao động phổ thông Trung Quốc ào ạt vào Việt Nam tại những công trình do Trung Quốc “trúng thầu”?

- Cần giáo dục các tầng lớp nhân dân có ý thức phản ứng tự vệ, vừa giữ gìn đạo đức, văn hóa vừa để bảo tồn nòi giống trong quan hệ hôn nhân với người ngoại chủng, nhất là đối với những quốc gia, dân tộc có ý đồ đồng hóa, xâm lược đất nước ta cả ngàn năm qua!

Kỳ họp của Quốc hội sắp tới sẽ trả lời! Qua biểu quyết của Đại biểu tại kỳ họp nhân dân sẽ có câu trả lời đầy đủ: Đại biểu Quốc hội là Đại biểu của ai? Quốc hội có phải là của nhân dân?

Với trang Web bauxitevietnam. info ra đời trong làn sóng yêu nước của nhân dân qua việc ký Kiến nghị bauxite, tôi nghĩ cần tiếp tục duy trì như là một công cụ thông tin, giám sát, phản biện có hiệu quả nhất để phối hợp cùng sự giám sát, kiểm tra của cả xã hội và các ngành chức năng của Nhà nước đã ăn lương từ tiền thuế của nhân dân!

1] http://dantri. com. vn/c20/s20-321553/bo-chinh-tri-ket-luan-ve-khai-thac-bauxite-den-2015. htm

[2] http://www. bauxitevietnam. info/tulieu/090425_ThieutuongLeVanCuong. htm

[3] http://www. bauxitevietnam. info/ykien/090428_havthinhtrloi. php

[4] http://trannhuong. com/news_detail/1431/PHẢI-CHO-ÔNG-LÊ-DƯƠNG-QUANG-MỘT-BÀI-HỌC-VỀ-LỄ-ĐỘ

[5] http://www. bauxitevietnam. info/thongbao/090412_Thukiennghi. htm

[6] http://www. bauxitevietnam. info/thongbao/090430_thuguiquochoi. htm

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2009

ĐI THEO LỀ ĐƯỜNG BÊN PHẢI...

Đầu Xuân,
Đi theo lề đường bên phải!

Đi theo lề đường bên phải
Lề trái có được đi?
Cũng của người đi bộ
Sao lề trái không đi?


Trong thời đại IT
Nhà báo phải đi bộ
Trên lề đường bên phải
…..
Xe để các quan đi
Xe để các quan chạy
Nhà báo đi bộ theo lề phải
Ráng hít khói bụi cay!

Xe chạy theo đường phải
Người cầm tay lái …trái
Tham nhũng theo lề phải
Nhận dân đường nào đi?

Ôi đất nước tự do
Tự do của ông chủ
Ôi đất nước dân chủ
Dân có chủ, khỏi no!

Ôi thật là tự do
Ôi thật là dân chủ
Nhà báo ta cứ ngủ
Tất cả có quan no

Đảng bảo đi là đi
Đảng bảo nói là nói
Đảng bảo viết cái gì
Cứ lề phải mà nói
Cứ lề phải mà đi

Xuân về nhiều chim hót
Xuân về nhiều chim say
Trong cái lồng ấm áp
Tha hồ mà hót …hay

Con Nhồng nói tiếng người,
Con Vẹt học tiếng người
Con người nói như Vẹt…
Nhai lại như con trâu
Kỷ Sửu ai có sầu?

-Chỉ có dân đau!.

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2009

MỘT CHÚT TẢN MẠN:TẾT!

"https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhVgicDcT6-6Hvitjr7T22rLVVoMvEx3aaUaPt9uun4mSP_Ev1xKaPTfb4MydPnV_cAO9Ki0MqjWlTH75J9mg0c1Cn0D4w5S1DfAbFZ80RtARz6v0CuLc4o5V6vqZU4fkj6kU3w7GGO5AA/s1600-h/P1020132.JPG">




1.Xuân lại đến!

Một năm đã qua! Trẻ, thêm một tuổi xuân; già, xuân qua một tuổi.. Đời, sướng khổ, buồn vui !

.Khi tuổi còn thơ cắp sách đên trường có lẽ ai cũng cảm thấy năm học sao quá dài, còn Tết … sao mà lâu lắc! Tết, với tuổi thơ, con nít có ai lại không mừng. Được cha mẹ lì xì; .được xúng xính trong bộ quần áo mới, dù mới mặc hoặc mới may; được nghỉ học để đi chơi phố phường đông vui như…Tết và trong túi, dù sao cũng “nặng” hơn ngày bình thường-tiền được “mừng tuổi”-để có thể đi chơi, ăn uống,” chi xả láng”, mua cái gì mình thích cùng với bạn bè…

Khi tuổi lớn, lập gia đình, có con cái, một năm sao vùn vụt qua nhanh. Mới loay hoay, ngoảnh qua, ngoảnh lại, vậy mà lại đến Tết. Dù muốn dù không ai cũng phải … đón Tết. Nói vậy, chứ thực tế, Tết của “kẻ có” chứ có phải Tết của “kẻ khó”. Những ngày Tết của “kẻ khó”, xuân đến đâu phải là niềm vui. Một năm làm lụng vất vả, cố gắng tằn tiện, tích cóp nhưng Tết đến chẵng có gì lại thêm bao điều suy nghĩ, tủi thân, thương con, thương vợ, thương chồng, chỉ biết trách mệnh số.. Ngày bình thường ai cũng như ai. Mỗi người mỗi công việc, mỗi cuộc sống. Cái ở, cái ăn, cái mặc dù khác nhau tùy sang hèn, giàu nghèo, phận ai nấy biết nhưng Tết đến thì giàu-nghèo lại toang hoác bộc lộ ra… Nghỉ Tết, chơi Xuân nhưng người “khó” có dư giả gì đâu để mà chơi, mà nghỉ. Nghỉ mấy ngày vất vả mấy ngày, tay chân như co kéo nhưng chẵng lẽ lại quần quật suốt năm. Thôi, thì cũng phải nghỉ Tết, gắng vui cùng bạn nghèo để qua ba ngày Tết. Cũng phải kiếm mấy đòn bánh Tét , bánh Chưng, chút dưa món, hạt dưa, bánh mức, gói trà ..gọi là, để có chút …Xuân.

Tết, cha mẹ chủ yếu lo Tết cho con, cho cháu. Cha mẹ có cần gì đâu để mà ăn cho to. Kẻ khó, ăn Tết lại sợ qua năm thêm nợ, nợ chồng, nợ chất . Tết vui, Tết buồn, Tết âu lo, Tết đau, Tết khổ, Tết, ngửa cổ nhìn lên…. Tết có nhiều tiếng thở dài. Tết có kẻ co quắp ở nhà mong cho qua 3 ngày Tết. Kẻ khó, kẻ nghèo không mong Tết nhưng hàng năm Tết cứ lại đến. Buồn thay!

2.Ăn để mà sống thì có bao nhiêu, vậy mà “kẻ khó” làm để kiếm cái ăn cũng khó. Kẻ “sống để mà ăn” thì mục đích của đời có lẽ nhiều vô kể, làm sao để thu vào cái túi không đáy của mình tất cả cái gì có thể thu được. Bởi vậy mới có lòng tham. Tham đủ thứ. Tham chức, tham quyền, tham tiền, tham danh, tham vọng... Những ông tham, tham cho lắm khi rời bỏ thế gian này có đem theo được cái gì không nhưng mà người ta cứ tham. Hại nhau để tham. Không chừa bất cứ thủ đọan nào để tham. Giữ độc quyền cái quyền lực đi cướp …để tham…

Tết, có lẽ có hai loại người thích Tết nhất. Một là con nít, hai là các quan!.

Con nít thích Tết thì rõ ràng rồi. Ai chẵng qua cái thời con nít .. Cứ vui hồn nhiên. Cứ đòi, cứ hỏi, cứ mong cha mẹ mua sắm Tết cho có bộ đồ mới cho bằng với bè, với bạn. Cứ vô tư chẵng biết cha mẹ lo nghĩ gì, buồn hay vui. Cha mẹ thì cứ muốn con vui, làm sao cho con cái vui là … xuân nồng, xuân ấm!

Quan thích Tết, mong Tết có lẽ còn hơn cả con nít. Tết các quan là mùa bội thu. Nhà nước cứ ra thông báo không nhận quà Tết nhưng qua đó hình như cũng là cách chỉ vẻ cho quan cách nhận quà Tết như thế nào. Dân chẵng so với quan. Quan là Chủ, là “Cha Mẹ” dân(!). Đời nào cũng vậy. Thời Cách mạng, Quan là “đầy tớ” của dân. Nghe mà chua chát, đắng cay. Hình như vì là cách mạng nên phải thay đổi tất cả. Đổi ngôi, đổi thứ, đảo lộn cả giá trị con người, xã hội, cả đạo đức lương tri con người. Một năm đầy tớ tận tụy “thương yêu” ông chủ chưa đủ, Tết đến lại làm lắm trò…cho dân xem thời cách mạng giá trị Quan- Dân như thế nào. Xã hôị Việt Nam tự hào hơn 4 nghìn năm văn hiến với cuộc cách mạng đảo lộn giá trị đạo lý xã hội như thế này sẽ đưa đất nước văn hiến 4 nghìn năm sẽ về đâu! Cà xã hội lo âu, lên án, nêu ý kiến xây dựng…nhưng, “Nước đổ đầu vịt”…

3. Tết lại đến. Năm nay, giai cấp công nhân, giai cấp lãnh đạo đất nước “đi đến thiên đường” cuộc sống càng tơi tả. Hết năm 2008, cả nước có gần 30.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp bị mất việc làm do suy giảm kinh tế. Dự báo, năm 2009, khoảng 150.000 lao động thất nghiệp, cộng thêm với 30.000 người mất việc năm cũ là 180.000 (http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Lao-dong-360/Ba_kich_ban_cho_lao_dong_that_nghiep/)

Công nhân lao động lương bình quân trên, dưới 1 triệu đồng một tháng. Cuối năm, “người chờ thưởng tết, người lo mất việc.” Tiền thưởng nơi có, nơi không. Tiền thưởng chênh nhau 600 lần ( Khánh Hòa )http://www.laodong.com.vn/Home/Thuong-tet-chenh-nhau-600-lan/20091/121382.laodong . Có người tiền thưởng Tết 24 ngàn đồng /người, có người 330 triệu đồng bằng lương một cán bộ công chức, lao động làm việc khỏang gần 20 năm! http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=297649&ChannelID=3 ) Thưỡng Tết của giáo viên được 50.000đ là may, những trường vùng sâu, vùng xa và nhiều người lao động không biết tiền thưởng Tết là gì. Năm nay công nhân ở xa nhà không có tiền để về quê vậy mà còn bị quỵt, phải ngụp lặn sinh nhai, đi phụ bán ở các quan cà phê, karaoke, rửa bát thuê, làm bất cứ việc gì để “chống đói” và có tiền để về quê ăn Tết ttp://vietnamnet.vn/xahoi/2009/01/823969/

Tiền thưởng cứ nghe qua báo cáo cứ tưởng công nhân lao động được thưởng cao, vài ba triệu nhưng thực tế người lao động có được thưởng khác với người quản lý, phục vụ quản lý. Doanh nghiệp nhỏ khác với Doanh nghiệp to. Với các tập đòan kinh tế nhà nước thì khỏi nói. Làm ăn như mèo mửa, hại nước, hại dân, vô trách nhiệm, đúng ra phải đuổi cổ bọn nó đi, cho vào nhà lao nằm mà suy nghĩ về đạo lý con người nhưng bọn đó lại được thưởng cao ngất ngưởng như anh hợm đời EVN, cả năm cúp điện triền miên, tùy tiện lại đề nghị trích 1.002 tỉ đồng để làm quĩ thưởng năm 2009 mà báo chí đã nêu, bây giờ như thế nào không ai biết. Đó là những kẻ “hoạt động công khai”. Kẻ đó “sướng” mà cũng “khổ”. Khổ là cái anh chàng giám đốc cái DN nho nhỏ, vừa vừa, thuế một năm nộp trên dưới 1 tỷ , là giỏi còn những anh to…thì lại khác nhưng cũng phải hiểu và một chút thương cảm cho cái “khổ” của các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước ta. Doanh nghiệp kinh doanh từ vốn nhà nước. Lỗ có nhà nước, tiền thuế chắt bóp từ mô hôi, nước mắt của dân để mà bù. Lãi thì tính tóan mọi cách có lợi cho mình…chia nhau sau khi làm “nghĩa vụ”(!) với nhà nước. Cũng bởi từ cái đồng vốn của nhà nước mà nhà nước đẻ ra cả một bộ máy to đùng từ trên xuống dưới để quản lý, để hạch xách, hoạnh họe những ông quản lý doanh nghiệp. Muốn kinh doanh được thì phải chung chi cho người quản lý, phải “biết điều”. Cái “biết điều” của doanh nghiệp thì nhiều như sao trên trời. Tất cả mọi cấp trên của nó, từ bộ máy quản lý vốn đến các cơ quan nhà nước hữu quan, bộ máy nhà nước, bộ máy đảng, đòan thể…phải không để sót một ai. Bì thư nặng nhẹ; túi quà lớn bé hoặc bằng hình thức nào đó, chạy như thế nào… tùy theo tính “năng động, sáng tạo” của những nhà tham mưu;rồi xe nhỏ, xe to tấp nập trên đường, đi lên Huyện, Tỉnh, ra Bắc, vào Nam … Nếu không “biết điều” sau này khó mà giữ được cái ghế để mà làm ăn, để mà trúng thầu công trình, dự án; để có thành tích thi đua, khen thưởng….Nếu doanh nghiệp nhà nước ta khi lỡ bị nạn thì phải chọn con dê tế thần, nếu không bắt được con dê nào khác thì cái anh giám đốc như Giám đốc cái vụ PCI… phải chịu hy sinh! “Hy sinh đời bố củng cố đời con”, “hậu phương vững chắc” có quyền lực nhà nước, siêu nhà nước phía sau sẽ lo cho hết; hàng năm, mừng xuân mới sẽ đặc xá giảm án dần cho… Thông tin sự việc trên báo chí như hòn đá ném xuống ao, kết quả sau đó thế nào dân nào ai biết…Xã hội đầy dẫy bất công. Công nhân của giai cấp lãnh đạo thì xất bất, xang bang nhưng những ông lãnh đạo công nhân đâu phải là công nhân mà thông, mà cảm. Thu nhập một cái Tết của các quan có thể bằng, thấp, cao hơn tiền lương cả cuộc đời của người công nhân giai cấp công nhân lãnh đạo đi làm thuê ở các DN(!). Nhìn các ông quan trên TV nói vì dân, vì nước, vì người lao động nghèo khổ người dân chẵng ai cảm nổi, như một màn bi hài kịch…

Luật đời vay-trả, trả vay, rồi sẽ đến lúc …cả thôi. Vẫn còn nhiều người làm ăn chân chính, bằng trí tuệ, sức lực, mồ hôi, chân lấm tay bùn để có cuộc sống …khỏi nghèo, để đảng, nhà nước khỏi “xóa đói, giảm nghéo”, để Tết đến vẫn mừng vui, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, lo cho con cháu xum vầy, sinh sôi như lộc đời mơn mởn xanh tươi … .

“Tết, tết, tết, tết đến rồi”! Tết của “kẻ khó”, dù không muốn Tết cũng cứ đến, xuân cứ về. Cứ phải mừng, phải đón …thôi. Biết sao!

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2009

NHỚ VỀ XỨ HOA ĐÀO...

Xứ Hoa đào; Thành phố Hoa; thành phố ngàn thông; miền xứ lạnh; thành phố mù sương…Những tên gọi đã thành danh của thành phố Đà Lạt từ khi Đà Lạt chưa có 100 năm Yersin - Đà Lạt, chưa có Lễ Hội Hoa, Festival Hoa … Nay, Đà Lạt 115 năm Yersin - Đà Lạt …Người Đà Lạt nhớ, nhớ về Đà Lạt, nhớ về xứ hoa Đào, thành phố Hoa, thành phố ngàn thông…


1.Đà Lạt- Xứ Hoa Đào.Khi Đà Lạt kỷ niệm 100 năm Yersin - Đà Lạt, “Ngàn hoa” xuống đường, xuống phố. Đà Lạt ngập tràn Hoa. Rồi, Lễ hội Hoa ( nôm na quá), Festival Hoa ( cho Tây hơn và hiện đại, hội nhập hơn)..lúc đó, cây hoa Mai Anh Đào, dân Đà Lạt gọi nôm na là cây Hoa Mai được chính quyền thành phố thuê cả tỷ đồng để bứng về với những cây cao, thân to, thân nhỏ trồng lại quanh Hồ Xuân Hương và trên nhiều đường phố. Đến nay, lai rai hoa nở, nhiều cây vẫn trơ cành, xao xác lá nhưng màu Hoa Đào ngày xưa vẫn chưa như “thương hiệu”(!) đã có.


“Ngày xừa, ngày xưa” mỗi khi mùa Xuân về cả thành phố rực hồng màu hồng lụa của Hoa Mai Anh Đào trên khắp đường phố, từ trung tâm Hòa Bình, Hồ Xuân Hương lan tòa rộng ra trên nhiều con đường, đến những vùng ven TP. Mai Anh Đào nở hoa trên những đường phố và trong mỗi ngôi nhà, nhất là mỗi mùa xuân đến. Màu Hồng lụa của Hoa Mai Anh Đào xen màu Vàng của Mimosa trong màu xanh của ngàn thông với nhiều màu sắc áo len, áo khoát ngoài của người dân Đà Lạt, đẹp như những bông hoa của xứ ngàn hoa trong rừng hoa, thành phố Hoa….


“Ai lên xứ Hoa đào… ..” Tiếng hát của người khách lãng du lạc vào xứ Hoa Đào ngày nào bây giờ vẫn được hát lên, vang lên như để tiếc, để thương, để nhớ, để người Đà Lạt đi vào hoài niệm, mộng tưởng thành phố Hoa Đào ngày xưa, lạc lỏng trong xứ hoa Đào…ngày nay…Và có lẽ, như “mimosa từ đâu em tới…” nên cũng có người nhớ, tiếc cái “thương hiệu” xưa của Đà Lạt đã đi vào nghệ thuật, cuộc sống tâm hồn của người dân Đà Lạt và mọi miền đất nước; để “tiếp thị”, thu hút khách phương xa, trong nước và quốc tế nên Đảng, Nhà nước ta “làm lại”, “tút lại” cái “thương hiệu”, trồng lại những hàng cây hoa Mai trên những đường phố dốc Lê Đại Hành, công viên Ánh Sáng, rồi trồng lại những hàng cây hoa Mimosa đường Lê Hồng Phong ( Pasteur cũ)…như muốn trả lại màu hồng lụa Hoa Mai Anh Đào, màu vàng nhạt Mimosa; tổ chức các ngày Lễ hội Hoa, Festival Hoa… để mỗi cuối Đông, đón mùa xuân mới, tiếng hát “ Ai lên xứ Hoa đào…” tự ngày xửa, ngày xưa cất lên để người Đà Lạt và khách du đỡ chạnh lòng và tiếng hát mong sẽ không còn lạc lỏng giữa trời xanh của thành phố Đà Lạt “văn hóa - văn minh- hiện đại”….-Có tiếc, có biết, có còn hơn không!.





2.

Đà Lạt thành phố Hoa, xứ của ngàn hoa nên mỗi lẩn Lễ Hội “ngàn hoa” như kéo xuống đường. Hoa “xuống đường” như để thể hiện Đà Lạt là thành phố Ngàn Hoa hay hoa “xuống đường” để đòi quyền dân chủ, dân sinh của Hoa Người như ngày xưa nhân dân Đà Lạt đã xuống đường tranh đấu (!?) hay để sống lại trong mỗi tâm hồn con người Đà Lạt kỷ niệm về thành phố ngày xưa… Những Tháp Hoa, lề hoa ven đường được trồng theo luống; những chậu hoa diểu hành trong mùa lễ hội, chưng trước mỗi cửa hiệu, cửa hàng, tụ hội trước rạp Hòa Bình để mit-tinh hay ào ạt chạy về Công viên Hoa của “xứ sở ngàn hoa”. Hoa của Công viên Hoa Đà Lạt bây giờ nhiều chủng loại, nhiều màu sắc hơn xưa cùng với hoa của nhiều vùng đất nước về đứng như e thẹn, tất nhiên không cứng nhắc như những manơcanh và thu hút không ít khách thưởng lãm… Đó cũng là một kỳ công của Lãnh đạo Công viên và chính quyền thành phố cho Thành phố Hoa có đủ … “ ngàn hoa…”!


Ngày xưa ấy ( thì cũng lại chuyện ngày xưa !) Hoa không được chính quyền nhân dân “quan tâm” trồng và chăm dọc theo những con đường phố như bây giờ. (Có lẽ ngày nay, dân Đà Lạt giàu có hơn xưa nên mới có “ngân sách” để đầu tư trồng, chăm hoa theo công nghệ mới).Xưa, ngoài những Hoa Mai, Hoa mimosa trên những đường phố, trong mỗi nhà, mỗi biệt thự đều có vườn hoa. Dận lao động, nhà dù nghèo, trước nhà vẫn dành một ít đất để trồng hoa chứ không có đem Phong Lan, đem rừng về nhà để làm thành những chậu kiểng to, kiểng nhỏ chơi như ngày nay. Những bờ rào ven đường phố cũng là những dàn hoa - Hoa giấy,Thiên Lý, Tường vi, Kim Chi, Cẩm Tú Cầu…;nhà dân lao động nghèo với những hàng rào Dâm Bụt, Ngũ Sắc……Hoặc trồng những luống hoa như Hồng, Cúc, Glây dơn, Thược Dược…nhiều màu sắc…Tất cả, mỗi gia đình tự trồng và chăm sóc. Mỗi nhà mỗi vẻ. Người Đà Lạt yêu hoa, có vậy mới trồng hoa. Nếu kinh doanh thì những nhà kinh doanh trồng Hoa thành vườn để hoa về Sài gòn, đi khắp Miền Nam. Khách Du đi đâu cũng thấy hoa. Người Đà Lạt yêu Hoa, người Đà Lạt có tâm hồn Hoa bởi vậy mới xây dựng, giữ gìn cho thành phố của mình là Thành phố Hoa mà sắc màu hoa như ửng hồng trên đôi má người thiếu nữ, thắm trong tâm hồn, trái tim con người Đà Lạt, trên những đôi tay tài hoa để làm chủ, dựng xây thành phố. Con người biết yêu hoa, trồng hoa, chăm sóc cho hoa như tự vun trồng, chăm sóc cho chính tâm hồn, cuộc sống tâm linh của mình, cho thành phố của mình; yêu quý, giữ gìn đất trời Đà Lạt ngàn thông, ngàn hoa, thăng hoa cùng với nếp sống, tạo nên phong cách” hiền hòa, thanh lịch…”….Đà Lạt, người là Hoa của đất(!) nhưng bây giờ dường như chuyện …ngày xưa….


3. “Thành phố ngàn thông”; “Thành phố lạnh, “miền xứ lạnh”; “thành phố mù sương”... Thành phố ấy, tên gọi ấy, những cư dân tuổi trẻ Đà Lạt bây giờ và sau này có lẽ nghe …như chuyện cổ tích !...


“Ngày xửa, ngày xưa,”mới năm nào hơn 30 năm trước, rất nhiều con đường Đà Lạt là những “con đường hoa nắng”. Lãng mạn hơn, có những cặp tình nhân đặt những tên con đường theo tình cảm riêng của mình- “con đường tình yêu”; “con đường mang tên em”… nhưng “con đường hoa nắng” lại đặc trưng của Đà Lạt thành phố ngàn thông.


Đà lạt với địa hình đồi núi. Những ngọn đồi cao thoai thoải thông mọc thành rừng. Vì thành phố được xây dựng bởi Pháp nên Đà Lạt xưa những Dinh, Thự đều xây trên những ngọn đồi. Mỗi dinh thự nằm trên một ngọn đồi, ẩn hiện trong rừng thông và nhiều sắc hoa. Đứng trên đỉnh đồi nhìn xuống sương mù lãng đảng, những ngọn thông xanh ẩn hiện. Nhà dân cư có lô quy hoạch hẳn hoi, nằm trên những triền đồi hoặc dưới chân đồi trong những ngàn thông. Phố với những hàng cây xanh, đặc trưng với cây hoa Mai anh Đào.Những đường phố Đà Lạt chạy theo những ven đồi, hai bên đều là Thông. Thông đứng thành rừng. Đi trên những con đường Đà Lạt thông che như rợp bóng, ánh năng xiên lung linh trên con đường cảm giác như những hoa nắng bay bay. Con đường Hoa Nắng, những con đường gắn liền với tuổi trẻ-tình yêu, nhiều mơ mộng. Những con đường Võ Tánh ( nay là Bùi thị Xuân”; đường Cộng Hòa ( nay Lý Tự Trọng); Đường Bà Huyện Thanh Quan ven Hồ Xuân Hương; Nguyễn trường Tộ; Quang Trung, Trần Bình Trọng, Pasteur, Triệu Việt Vương…;nhiều nhiều, là những con đường hoa nắng mà tuổi học trò ai cũng đã từng đi qua phố để đến trường học cùng với những tà áo dài màu trắng, màu xanh da trời của những cô nữ sinh viên Đại học Đà Lạt, những nữ sinh Bùi thị Xuân, Bồ Đề, Việt Anh, Văn Học, Văn Khoa, Trí Đức…bay bay… Buổi sớm đi tên đường sương mù lan tỏa. Những hạt sương đọng trên mi mắt, trên tóc, trên mặt, trên quần áo. Những mùa vào đông lớp sương mù rơi theo những bước chân, đọng thành lớp băng mỏng trên áo, trên tóc, trên vai…Và, những đêm trăng, ai có nhớ! Đêm trăng Đồi Cù. Trăng đêm Đà Lạt.


“Đây phú thiêng liêng đã khởi đầu

Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ

Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt

Như đón từ xa một ý thơ


Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều

Để nghe dưới nước đáy hồ reo

Để nghe tơ liểu run trong gió

Và để xem trời giải nghĩa yêu

Hàng thông lấp loáng đứng trong im

Cánh lá in như đã lặng chìm

Hư thực làm sao phân biệt được

Sông Ngân Hà nối giữa màn đêm


Cả trời say nhuộm một màu trăng

Và cả lòng tôi chẵng nói năng

Không một tiếng gì nghe động chạm

Dẫu là tiếng vỡ của sao băng.” ( Đà Lạt trăng mờ- Hàn Mạc Tử)



4.Thành phố Ngàn Thông nay Thông nào có còn! Thông không còn Đà Lạt có còn không?! Còn chứ! Thông vẫn còn đứng rải rác như những di tích của một thời mang tên gọi. Những vùng ven, ngày xưa là rừng thông ( là kim), rừng lá rộng nay đã thành những vườn Rau, vườn Hoa ( để gọi là thành phố hoa). Thành phố mở rộng hơn xưa và nhà mọc lên lớp lớp ken dày. Đà Lạt có những lô đất ở cả trung tâm thành phố ( Như thung lũng góc đường Đào Duy Từ -Yersin (Trần phú bây giờ ); Hàm Nghi; Ánh Sáng; vườn mít ( Nam kỳ khởi nghĩa ngày nay…) và nhiều nơi khác ngày xưa không ai dám xâm chiếm ( chứ không phải vì dân Đà Lạt ngày xưa quá ngu không biết chiếm đất ở phố, hay lấn đất những ngọn đồi để làm nhà. Thời ” người cày có ruộng, phế binh có nhà”( 1970) thì phế binh cũng chỉ dám làm nhà tạm nhưng không “yên hùng” như thời “cách mạng” ngày nay…!


“Đà Lạt Thành phố anh hùng” nên ngày nay “cán, chính, quân, dân” ta đã “xung phong” diệt đi cả ngàn quân nhà Thông của thành phố; “khai hoang” đất phố để làm nhà. Nhà là nhà chứ chẵng cần nhà trong rừng, rừng trong phố. Nhà thấp, nhà cao, nhà bé, nhà to, to đùng, sửng sửng, chểm chệ như những pháo đài, bức tường thành… .Nhà “hợp pháp” hẳn hoi”. Đúng cả quy hoạch và kiến trúc(!).. Cứ “lấn chiếm” rồi hợp thức hóa…Thành phố anh hùng bây giờ phát triển, đi lên thành phố “hiện đại”nên nhà nhà cao tầng “hiện đại” cũng mọc lên đẹp đến ghê sợ như khu nhà chen chân, bá vai đứng hàng hàng, lớp lớp ở dãy phố đường Thành Thái xưa, Nguyễn Chí Thanh nay…. Ngàn Thông, ngàn Hoa; Rừng Thông, rừng Hoa phần bị tiêu diệt, phần chạy tứ tán…nên bây giờ nhà nhà, khách sạn, cơ quan, nhà hàng …phải trang bị thêm quạt máy để điều hòa nhiệt độ cho có cảm giác như đang ở “miền xứ lạnh” ngày xưa. Những buổi trưa Hè nóng thì nóng nực. Những buổi sáng sương mù trở thành như loại “quý hiếm”, nếu nhớ thì cứ bâng khuâng tìm cảm giác trong phim ảnh xứ Hàn, Xứ Tàu, xứ Tây. Mỗi cuối đông, đón Xuân về, Đà Lạt Thành phố ngàn hoa rợp Hoa ở Chợ Đà Lạt. Những ngày Lễ Hội, Festival Hoa hoa lại “diểu hành”, xưống đường, xuống phố. Những con đường của xứ Hoa Đào xưa nay cũng rải rác điểm xuyết cho thành phố thêm đẹp cùng với những loài hoa Ban, hoa Móng Bò…màu trắng, màu tím, đỏ…từ vùng cao xứ Bắc tản về để cho Đà Lạt Thành phố trẻ của đất nước thống nhất cùng đi lên “văn minh, hiện đại ”. Đà Lạt thành phố ngàn thông, tên gọi nay còn như là kỷ niệm, sống chìm trong tâm tưởng của người Đà Lạt ” hiền hòa, thanh lịch, mến khách”… ngày xưa.


Thời đại mới, văn minh, tiến bộ, tiếc làm gì, hoài niêm làm gì(!)… nhưng dù sao người Đà Lạt - chủ nhân Đà Lạt ngày xưa vẫn một chút buồn vì những tên gọi ngày xưa nay cứ lại được nhắc đến, gọi tên làm người Đà Lạt…nhớ, nhớ sao chịu nổi…

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2008

NHÌN THẲNG SỰ THẬT, CHÚ CUỘI, CÂY ĐA

I.
1. “ Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” là một trong những khẩu hiệu có sức sống, trong thời kỳ khi cả nước bước vào “đổi mới”; “dân chủ hóa xã hội “ do đảng ta “khởi xướng và lãnh đạo”.! “ Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” làm ngườI ta có cảm nhận, trước đó trong xã hộI ngườI ta không chịu nhìn vào sự thật, nói không đúng sự thật?; cả xã hộI đã nói dốI và đang nói dối; bệnh loạn thị, nói theo kiểu anh mù… sờ voi …đang lan tràn cả xã hội (?);

xã hội không có dân chủ nên cần phải “Dân chủ hóa”; và như vậy, trong xã hộI ta , thờI ấy, trùng trùng, điệp điệp độI ngũ các tầng lớp cán bộ, nhân dân ta đều là những ông “thầy bói”…mù (!); hoặc là, đã có bộ óc vĩ đại nào đó nằm trong cái đầu các giác quan đều có vấn đề !?.

Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”(!), khẩu hiện ấy đã lan nhanh, rộng thành.. phong trào, nhưng là phong trào của tự bản thân nhân dân chứ không phải phong trào bao cấp, hành chánh để mà liệt kê, báo cáo thành tích (như 2 con Gà, 1 con Heo thành 4, 5 con heo, 8, 9, 10 con Gà; Còn sản xuất thì …nhiều vô kể, dư để, dư ăn..); nhân dân, cán bộ, trí thức, văn nghệ sỹ, nhà khoa học cảm thấy có trách nhiệm vớI xã hộI, đất nước; muốn thoát khỏI các “vòng kim cô”; không muốn làm con ngựa bị che mắt nên…phảI “luyện con mắt” trở lại cho tinh; môi, lưỡI phảI tập luyện để trở lại bình thường, không bị cứng hàm, cong queo cái lưỡi để nhìn cho đúng và nói cho đúng “sự thật”. Nhiều cái đầu bị kìm tỏa, trói bởI những cái “vòng kim cô” quá nặng nay được “cởI trói”, cái môi, cái lưỡi cũng dường như được “giảI phóng”, “tự do” nên… phải “sổ” ra những thứ đã chất chứa, dồn nén trong đầu, trong bụng.

“ Nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”(!) là nói cai hiện tạI “đang đổI mớI” còn cái lớp giả dốI, lừa bịp, thậm chí là những tộI ác đã che đậy, chôn sâu dướI những lớp tro tàn, đất lạnh…thì đừng khơi lên, moi lên làm gì. Sống trong hiện tạI, nhìn về tương lai để “nhìn” và “nói đúng sự thật”(!) nhưng nhiều ngườI trung thực, chân chính muốn công bằng vớI quá khứ, hiện tạI và cả tương lai, vớI cả nhân dân và lịch sử lạI cứ…thẳng đường đi tới. Đi, “dìu đắt nhau đi…”, đi tớI lại đụng cái “gốc đa”. “Gốc đa” mà sao như “gốc đá”, đụng phảI, nhiều ngườI bị sức đầu, mẻ trán, thậm chí “được ở nhà pha”; “an cư tại gia”…theo cái ba sáu !.

Sau đó, có lẽ người khởi xướng và lãnh đạo(…)sợ “ruồI muỗi” nó vào, vỡ đê, vỡ đập nên…”cửa mở” nay …khép lại !. “Nhìn, nói đúng sự thật”(!)…lại trở thành chuyện đời xưa . Nay cả nước ta đang đi trên “lề đường bên phải” rấr ư an toàn (!) nhưng trong cuộc sống nhân dân - muôn đời cũng vậy thôi - lúc nào cũng chỉ thấy sự thật và nói đúng sự thật nhưng lạI không biết nói ở đâu ….?! Còn “phong trào”( thường gắn liền với “hành động cách mạng”!), đối với nước ta, hình như đang là căn “bệnh” nan y. Cái gì cũng có thể trở thành phong trào, hầu như trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội – Giáo dục, giao thông, cải cách hành…chính;” sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật ( hình như trước đây xã hộI ta sống, làm việc không tuân theo Hiến pháp, pháp luật?!…); Hoặc những nạn dịch: như ” lễ hộI”, Festival; Thi “Hoa hậu”; làm sân Golf; chạy dự án; chạy chức, chạy quyền; dịch “tiến sỹ”; dạy thêm học thêm…; Còn tham nhũng là quốc nạn; chống tham nhũng trên “lề đường bên phải” …thì khỏi nói. Cứ “bên lề đường bên phảI mà đi, mà chông( cho nó vững vàng). …Nhiều ngườI bi quan, cảm thấy như bệnh không còn thuốc chữa. Những nạn dịch ấy như từ trên trời lan …tràn đến …nhân dân. Nan dịch mà bị hành từ “Trời” rồi thì nhân dân …hết đường chạy !!

2. Đồng hành cùng vớI “ nhìn thẳng vào sự thật”, “dân” ta cũng rất ư là sướng sung, hạnh phúc khi được … “lấy làm gốc”! Trước không được làm gốc nay “lấy dân làm gốc” nhưng "gốc" đó có được mọc trên mặt đất hay trồng trong chậu kiểng?. BởI vậy, dân ta lại không chịu, cho rằng-” Dân là gốc” chứ không thể “lấy” dân, bỏ dân, vậy trước đó thì “lấy” gì làm “gốc” ?!…”Dân là gốc”, nhân dân rất ý thức đều đó nên cho đến nay vấn đề “dân chủ” vẫn tiếp tục như một phong trào, khi âm ỉ, lúc bùng cháy… trong mọi lĩnh vực cuộc sống xã hội. Dân “đòi” thì mặc dân. Xã hội ta từ khi “đổi mới” đến nay dân ta tiếp tục được ” lấy làm gốc” như vậy là quá…trọng, quá …sang rồI chứ còn đòi gì nữa!.(Nhưng trong cái bụng của dân lạI không yên.; nửa mừng, nửa lo, không biết mình đến lúc nào lại bị bỏ rơi lần nữa, “gốc” cũng không mà “ngọn” …cũng không!.)

3.“Lấy dân làm gốc” để thực hiện “dân chủ hóa xã hộI”, xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; “phát huy quyền dân chủ “ của nhân dân - “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là một phương châm trong thực hiện dân chủ. Vậy thì cũng tốt. Trước đây “không được biết”, “không được bàn”, “không được kiểm tra”…chỉ dân làm” thôi nay thì có quyền dân chủ rồi và quyền ấy lại được “cụ thể, sáng tạo” hơn nữa, đó là “ thực hiện dân chủ “ tận” cơ sở lận với những quy chế thực hiện dân chủ cơ sở được ban hành bằng những Nghị định hẳn hoi ( và Hiến pháp cũng có quy định quyền rất “dân chủ” ấy ). Nhân dân, cán bộ công chức, công nhân lao động…tất cả đều được “thực hiện dân chủ tận cơ sở” còn dân chủ xã hội, quyền của người công dân thì …treo trong Hiến pháp như miếng bánh…dụ các ông chủ ..con nít già đầu còn thích bú …; và để làm bạn với thế giới…cho dzui. Những quyền Dân chủ ấy được …đảng cho!. Nhân dân Việt Nam ở thế kỷ 21 vẫn còn bé hơn cả chú bé làng Dóng Phù Đổng ngày xửa ngày xưa, 3 tuổi mà dám vụt lớn lên để đánh giặc Ân; đánh thắng rồi bay về trời chứ không thèm ở lại để thay quyền thiên tử của Vua Hùng!. Đúng là chú bé con…vô tư, vì dân, vì nước!


II. 1.Nhắc chú bé làng Dóng Phù Đổng vô tư ngày xưa tôi lại nhớ một chú bé cũng ngày xưa, 30 năm trước, lúc ấy được 7 tuổi( nay thì gần “tứ thập rồI) có làm bài thơ “Cây Đa”, đăng trên báo Thiếu niên Tiền phong, khoảng năm 1978. Bài thơ chỉ có 4 câu:

Cây Đa em mọc trên trời,

Che mắt bạn Cuội đang ngồI chăn trâu.

Rễ đa như một chòm râu,

Mênh mang gió thổi trên bầu trời xanh ”!.

Bài thơ trên tôi đọc và cảm thấy thích nên đã phổ nhạc. Tôi hay hát ca khúc này khi “chống càn”- hát để đáp ứng “yêu cầu” khi bị hát; hát cho nhanh chóng…vì ngắn. Hát hoài nên …cứ luôn nhớ -“Cây Đa em mọc trên trời…” chứ thực ra những ca khúc tự mình viết; viết xong, nhạc thì nhớ còn lời thì …cứ hay quên !

“Cây đa em mọc trên trời..”, sau này nhìn cuộc sống, xã hội, nhất là từ khi đất nước ta “đổi mới”, “dân chủ hóa xã hộI”; được phép “ nhìn thẳng vào sự thật…”; rồi, xây dựng nhà nước “của dân, do dân, vì dân”….tôi cảm thấy em bé ngày xưa hình như là đã “tiên tri”, dự báo thiếu “ tính đảng”(! ).…và lại, còn láo lếu nữa chứ, sao chỉ thấy mình chú Cuội mà không có chị Hằng? Chú Cuội ngồi chăn trâu dưới gốc cây đa mà cây đa lại “che mắt bạn cuộI” ( cũng may, không che miệng, che tai, tay chân vẫn tự do hát …karaoke); Lại còn nói, “rễ đa như một chòm râu?- Râu của ai đây?…(Thật là láo lếu!); Còn chị Hằng ở đâu ?…Chú bé hình như còn nhỏ quá và vô tư nữa, chẵng thèm quan tâm gì đến chị Hằng đang ngồi, nằm, đi đứng… ở chổ nào? Hay, chị Hằng không còn ở trên ấy?!


2.Cây đa, ở các đình làng xưa cây đa nào cũng “cổ thụ”, rể, lá xum xuê., tuổi cả trăm năm, ngàn năm sống với đất trời. Gốc rất bự, đứng rất vững chải. Cây mọc lên từ đất. Rễ dù có leo, có mọc đâu ở trên thân cành thì nó cũng cứ vươn xuống, bám vào đất, giữ đất, giữ làng, giữ nước. Nếu cây đa mà không có gốc rễ bám vào đất thì …làm sao nó có thể tồn tại với thời gian (?) vậy mà từ cái thời “xa xưa” ấy cây Đa mọc dưới đất cảm thấy như bị thấp bé hay sao ấy, nên lại thích …mọc ở trên trời !.Cây Đa, Chú CuộI ngày xưa muốn chứng tỏ rẳng có những cơ thể sống xã hội nó vẫn có thể tồn tại nhưng chẵng cần bám vào đất, hút nhựa sống từ đất nhưng nó vẫn phát triển đỏ tươi, phát triển ghê gớm… !.Cây đa ở đâu, Chú Cuội ở đó!. Có Chú Cuội thì có cây Đa, con Trâu, nhưng hình như còn có ai đó, còn cái gì đó nữa nên Chú Cuội không lo “quản” hay “quản” ở chổ nào đó mà chú bé con này không thấy nên bây giờ các đấng mày râu, nhìn, tìm…mỏi cả …tay, cả miệng, cả mắt mà chẵng thấy Chị Hằng đâu. Chị Hằng đi đâu?.Chú CuộI mê cái gì mà mê đắm thế?!

Cuội mê gì, dân gian chẵng quan tâm, Quan tâm chi cái Chú Cuội. Trâu cũng ở trên Trời rồi nên ruộng đất thế gian phảI quy hoạch, giải toả , làm dự án cả. Gốc Đa bự, cây Đa to …cũng nắm trên ấy tuốt nhưng thiên hạ dù sao vẫn thích…Chị Hằng thôi. Không có Chị Hằng xã hội thiếu…một nửa. Thiếu một nửa xã hộI (!)thì làm sao có xã hộI …bình thường. Chỉ có Chú CuộI thôi thì…xã hôi…nguy mất!. Nhưng, khổ nổi, bây giờ Chị Hằng ở đâu cũng không biết?. Cái thờI xa xưa mấy mươi năm trước mọi người cứ nghĩ rằng chị Hằng đang ở với Chú Cuội ở tít trên cao, chỉ có Bé Quang Dũng mớI 7 tuổi nên rất vô tư mới …phát hiện …-không thấy chị Hằng đâu cả! . Nay, những trang nam nhi hảo hán, bạn hữu của Lục Vân Tiên… có thấy chị Hằng ở đâu không? Có thấy thì hãy “nhìn và nói đúng sự thật” nhé ! ( nhưng nhớ hãy đi theo “lề đường bên phảI” cho an toàn…..)

-“ Cây Đa em mọc trên trời,

Che mắt bạn Cuội đang ngồi chăn trâu….”
-Chị Hằng giờ ở nơi đâu?

-Riêng tôi thì chẵng thấy, chẵng biết; mà có thấy, có biết cũng…chả dám nói đâu!

* Bé Quang Dũng ( ngày xưa) nếu có duyên đọc được những lờI này thì dzui dzẻ, xí xóa nhé!

CA KHÚC: CÂY ĐA
http://www.flickr.com/photos/360yahoocomnvquangn/3064189225/" title="cay da by anh dep NLDLD, on Flickr">cay da

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2008

VIỆT CHIẾN!

1.Việt Chiến, Việt Chiến
Chiến sỹ “Thanh niên” trên “mặt trận báo chí”
“Chiến sỹ” đấu tranh trên “mặt trận chống tham nhũng”
Đụng phải tổ ong
Ong Chúa sợ run
Nhốn nháo
Ong thợ hy sinh
Cứu chúa
Tìm đòn phản công!

2.Tham nhũng tham trên lề đuờng bên phải
Báo chí chống tham nhũng đi trên lề đường bên phải
Chiến sỹ chống tham nhũng đấu tranh trên lề đường nào…
Cũng đụng phải…..
Tổ Ong

3. Việt Chiến, Việt Chiến
Dân đen làm “bút đỏ”!(1)
Chống tham nhũng
Bị rớt bút,
Treo niêu
Nằm trong nhà đá

4.Việt Chiến, Việt Chiến !
Trước tòa án “nhân danh”
Không có cán cân
Làm gì có công lý !
Luật một đàng, tội một nẻo
“Chiến sỹ” bị tước vũ khí
Vẫn giáp công vì chân lý!

5.Việt Chiến, Việt Chiến
Giờ phải Chiến thôi!
-“ Chốn lao tù là nơi trui rèn tâm chí (2)
Đây cũng là chiến trường nhân dân ta rèn vũ khí.. …


(1)4 người trong vụ án báo chí chống tham nhũng, Nguyễn Việt Chiến chỉ là “dân đen”, không phải là đảng viên CS.
(2)Ca khúc Hát trong tù cùa NS Tôn thất Lập, có “nhại” lời

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2008

HOÀN KIẾM






1. Lại thêm một lần tôi trở về Hà Nội mùa cuối Đông.
Một buổi chiều tôi đi bộ bên Hồ Hoàn Kiếm!. Hồ gươm vẫn đẹp! Công viên ghế đá ven hồ, những thảm cỏ xanh, nhiều cây cổ thụ cao, rợp bóng mát. Gió chiều nhè nhẹ. Nhiều người thanh thản đi bộ hoặc ngồi hóng mát nhìn …mặt hồ. Tôi nhìn Tháp bút “tả thanh thiên”; Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, nơi ấy có trưng này Cụ Rùa hơn 700 năm tuổi nằm trong hòm kính, gắn liền với tên hồ, tháp Rùa và truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho thần Kim Quy. Một truyền thuyết xưa hình ảnh như còn lung linh, gợi tấm lòng sắt son ngàn đời Dân - Nước…
“ Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi chép:
Khi ấy Nhà-vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:
- Sắt nào đây?
Thận nói:
- Đêm trước quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi".
Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:
- Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh.
Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra.
Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh, lên làm vua
Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa Vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:
- Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Thủy Quân được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm”.
2. Một chuổi lịch sử đất nước và dòng đời, thân phận con người, xã hội như hiện về!. “Tâm linh soi lẽ vô thường”! “ Hoàn Kiếm”!. Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi? Vì sao nhà Vua“ hoàn lại gươm thần cho Long Vương!”. Rùa Thần đòi “hoàn kiếm”!?.
Xưa, Rùa thần “dâng gươm”!
“Dâng Gươm” phải chăng là nhân dân đã xả thân, dâng hiến, hy sinh tất cả để chống quân thù xâm lược; giữ nước, bảo vệ Tổ Quốc giang san ngàn đời cha ông để lại, làm chủ ruộng cày, làm chủ giang sơn!?. “Dâng Gươm” là ý dân, lòng dân, sức dân đã tin-” Lê Lợi vi Quân; Nguyễn Trãi vi Thần”!.Là “Thuận Thiên”- thuận ý dân, tuân ý trời…!; ” Lấy chí nhân thay cường bạo”, giành lại quyền tự chủ, độc lập tự do cho tổ quốc;” Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương”;


“Từng nghe:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;….”
“Vưà rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất,
Chân tay nào phục dịch cho vừa ?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha;”
( Bình Ngô Đại Cáo- Ngô tất Tố dịch).
“Dân vi quý”! Dân vạn đại. Dân là biển cả, “Long Vương”. Là nước, là đất, tổ quốc, giang san; là bờ tre, đồng lúa, thửa ruộng, ao điền, đình làng, giếng nước; là tâm, là trí, là dũng, là nhân; là đức hy sinh, vì ngàn đời xưa gìn giữ, lưu truyền ngàn đời con cháu mai sau…
. -“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạọ”;
-“Đánh một trận, sạch không kình ngạc, Đánh hai trận tan tác chim muông”…
Cuộc kháng chiến 10 năm thắng lợi!. Đất nước sạch bóng quân thù.
Lê Lợi đã “vi quân”; Nguyễn Trãi đã “vi Thần”.
Mặt hồ Lục Thủy sóng êm; đáy hồ cuộn sóng, nhơ nhớp bùn tanh.
Rùa Vàng rẽ sóng:
- “Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!”.
Rùa Thần đòi gươm. Nhân dân đòi lại “Gươm Thần”.
“Thuận Thiên”! Vua Lê “ Hoàn Kiếm”!
3. “Hoàn Kiếm” đã thành tên hồ nắm giữa trung tâm thủ đô- “Hồ Gươm”, “Hoàn Kiếm”- trái tim của Nước, tên gọi như luôn nhắc nhở kẻ nhận "Gươm Thần" nhớ “hoàn kiếm”, phải luôn "Hoàn Kiếm"!.. Dân là Nước.” Đầy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”!…Khi Tổ quốc lâm nguy, Dân trao “gươm thần”, đồng tâm “đáp lời sông núi”. Khi đất nước thái bình, quyền dân bị xâm phạm, bị tước đoạt, đói khổ, điêu linh. Dân đứng lên đòi lại quyền sống, quyền làm người, làm chủ vận nước, mệnh nhà!
Sống có đạo lý, phải “Thuận Thiên”!


- “Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!”.
Lời Rùa Thần “đòi gươm” bây giờ như đang còn âm vang, dậy sóng…..
“Hoàn Kiếm”. Phải ‘Hoàn Kiếm”!


P/S
Hà Nội những ngày tháng hôm nay đang chuẩn bị kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long?!… Tôi đã viết một ca khúc bên tượng đài Vua Lý, nhìn mặt hồ Hoàn Kiếm “bồi hồi huyền bóng linh xưa”!
- “ Ơi! Hà nội - Thăng Long !”…Nhớ ngàn năm trước.Tin ngàn năm sau!. Và băn khoăn, hôm nay…-“Rùa Thần xưa đâu?! .


“ Hôm nay ta đã trở về Hà Nội.
Hà Nội Thăng Long
Hà Nội Đông Đô
Hà Nội của mỗi con tim Việt Nam.
Ta đi qua những phố phường
Tâm Linh soi lẽ vô thường…
Bồi hồi huyền bóng linh xưa
Rùa Vàng đòi kiếm Vua Lê
Lục Thủy một màu xanh
Đời đời Hòan Kiếm lưu danh..
Hà Nội hôm nay xuân chưa sang
Tháp Bút vẫn vươn lên trời xanh
Mặt Hồ Gươm vẫn êm trong sắc chiều
Hoàng Thành xưa đây!
Rùa Thần xưa đâu?
Ta đi trên những con đường
Ghi sâu ơn của bao đời ….
cho Hà Nội
Nghìn xưa Thăng Long!.
Nghìn sau Thăng Long!
Và hôm nay
Hà Nội
-Ơi !Thăng Long….?!!”

I HA NOI THANG LONG BC