Thứ Năm, 4 tháng 10, 2007

Nghĩ về dòng chảy dòng sông...phố hoa .1


1.Giao thông như nước của dòng sông, có thông thóang mới có dòng chảy bình thường, mới có dòng nước sạch trong, nếu ngăn lại như ngăn đập thì sẽ tạo nên hồ, một cảnh quan văn hóa , hoặc tạo nên nguồn nước cho dòng điện sáng, cho hoa tươi màu, rau xanh sạch, cà phê, chè, đồng ruộng lúa xanh tươi… Ngăn chặn dòng giao thông để làm “phố đi bộ” có tạo nên Hồ, thành dòng điện sáng, con nguời thêm đẹp, hoa thêm thắm, rau màu thêm xanh…!? Đã hơn 3 năm qua, Đà lạt thành phố Hoa, thành phố nổi tiếng của cả nước cứ tối thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần lại có “phố đi bộ”! Phố ấy có tạo nên dòng sông êm đềm, thơ mộng, như cuộc sống xã hội yên bình, hiền hòa như nhân dân Đà lạt đợi mong!
Đề hình thành nên phố đi bộ, những nguời có thẩm quyền đã khoanh lại đọan đường Nguyễn Chí Thanh, vòng Khu Hòa Bình, Lê đại Hành, Nguyễn thị Minh Khai- đường vào Chợ Đà Lạt … làm phố đi bộ.
“Phố đi bộ” hình thành bởi sự be đập đầu dòng những đọan đầu mỗi con phố để cấm xe, dành đường xe cho người xuống đường đi bộ. Xe không được vào đứng tràn lùi ra sau. Đoạn đường đông người đi lại như ở đầu đường Lê đại Hành lên trung tâm Hòa bình; đường Nguyễn thị Minh Khai vào chợ Đà Lạt . Là đường vào phố chợ nên thường đông người, nhiều xe…Mỗi khi ngăn đập bằng những Ba ri-e kiểm soát bởi công an và đội dân phòng, xe, người đứng tràn ra, như hai chận đập kéo dài nhưng không tạo nên thế vững chắc. Đó là những người chạy không kịp đã vào chợ muộn, xe cấm vào nên đứng chờ đón nguời thân đi bán, đi chợ về; những nguời hành nghề xe ôm, xe ta xi; những xe đạp đôi chạy loanh quanh, loạng quạng…Dù sao cũng trật tự hơn hơn thời nhân dân xuống đường đấu tranh dòi dân sinh, dân chủ bị cảnh sát dã chiến Sài gòn rào kẽm gai ngăn chặn!
2.Tôi có lẽ là khách thường xuyên của phố đi bộ! Cuộc sống còn nhiều vất vả nên cũng luôn được hưởng sản phẩm văn hóa đặc trưng của thành phố! Cứ đến tối thứ bảy, chủ nhật, làm gì thì làm, có bận việc cũng phải bỏ để lo chạy xe cho kịp vào chợ trước giờ be đập cấm xe để chờ đón vợ và chở hàng còn ế đi bán về buổi tối, nhiều lúc vội vàng cũng sợ sự cố giao thông nhưng vì “phố` đi bộ” nên phải tăng ga mà chạy, nếu trễ, không mang xe vào được mà đứng chờ cũng khổ, không biết gửi xe đâu nhưng vất vả nhất là mang, xách những thùng hàng nặng từ trong chợ để ra bên ngoài bờ đập, vòng bồn phun ước cầu Ông Đạo để được đèo hàng đi về…Cứ thường xuyên được dạo phố đi bộ mà thuơng cho vợ, cho mình!. Người ta đi dạo, đi chơi, nghêng ngang đường phố, mình thì phải còng lưng xách hàng, đẩy xe..Ngày xưa cùng nhân dân đấu tranh để đòi quyền dân sinh, dân chủ, độc lập, tự do ngày nay, chính quyền đã về “tay nhân dân”lại được quyền sống như thế này? Chính quyền “của dân, vì dân” có phải của mọi công dân hay dành riêng cho ai? Người lao động thời nào cũng khổ! Nhớ ngày nào khôn xiết hân hoan khi phố phường rợp bóng cờ bay, “những ước mơ ngàn năm nay đã tới”, ngỡ rằng cuộc đời của gia đình, bản thân mình sẽ được đổi đời dù khi ấy, có nghề nghiệp trong tay, chẵng ngại hy sinh, không sợ tù đày, sẵn sàng cống hiến tất cả đời mình cho lý tưởng, ước mơ, chẵng quản ngại việc gì khi cách mạnh yêu cầu mong đờI mình và cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn. Cả ngày lẫn đêm lao vào công tác, chuyện yêu đương gác lại phía sau! Từ tự vệ thành, phát động thanh niên, xây dựng chính quyền cách mạng, bồi dưỡng, đào tạo cốt cán, tuyên truyền văn hóa mới cách mạng, xây dựng, tổ chức lực lượng đoàn thể nhân dân, làm an ninh trong những cuộc mít-ting toàn thành phố…Những khen thưởng thành tích hoạt động công tác sau ngày giải phóng, Huy chương kháng chiến…vẫn thua “chủ nghĩa lý lịch”!. Cả cuộc đời gần 40 năm công tác những chủ nghĩa lý lịch vẫn đeo dai dẵng, gần đến ngày nghĩ hưu lý lịch “vẫn không rõ ràng”, trong khi, cả cuộc đời lớn lên cùng thành phố-vẫn nhà ở cũ, vẫn cô, thầy, bạn bè xưa, tất cả vẫn còn đó…Có lẽ, chính quyền thành phố ưu ái cho mình được sống với phố đi bộ để thấm hơn ước mơ đổi đời so với cuộc sống ngày xưa!

Không có nhận xét nào: