Thứ Năm, 4 tháng 10, 2007

Nghĩ về dòng chảy dòng sông...phố hoa .2


2. Những năm trước ngày được “giải phóng”, chợ Đà lạt là một trong những trung tâm đấu tranh cách mạng của nhân dân thành phố! Lực lượng tiểu thương chợ Đà Lạt là “hậu phương” cho các lực lượng đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh, đòi hòa bình, tự do, độc lập! Không có lực lượng ấy những cuộc đấu tranh như những thời kỳ năm 1963, 1966, 1971…khó mà có thắng lợi, tạo nên sự lan tỏa, duy trì lực lượng cho đến ngày ”chính quyền về tay nhân dân”!. Tiểu thương chợ Đà lạt ngày ấy đều là những người lao động nghèo khổ, cũng là một trong những lực lượng đi đầu đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh ! Những người mẹ, người chị sao mà dũng cảm, mưu trí, năng động… Một người hô trăm người hưởng ứng, tự giác, tự nguyện tham gia vào mọi cuộc sống tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách”., chống sưu cao, thuế nặng, đòi hòa bình, độc lập, dân chủ, tự do, cơm áo …!
Chợ Đà lạt xưa cũng là một công trình kiến trúc đẹp, nổi tiếng, đặc trưng của thành phố. Là nơi tụ hội đông nguời, nhà kiến trúc, quy họach đã tạo nên cảnh quan thông thoáng, không có những nhà phố, nhà hàng, khách sạn cao tầng mọc lên bao che chung quanh. Chợ có đường đi bộ, lối đi xe, có đường tránh, đường thoát… .Ngày nay, “tất đất, tất vàng”, những đường ấy đều đã bị xóa. Đường đi, lối lại chỉ còn một con đường độc đạo, cứ tối thứ bảy, chủ nhật lại cấm xe để làm “phố đi bộ”, nhiều người quan tâm đến cuộc sống xã hội lại lo, nếu không may khi chợ có sự cố, đông đúc người mua, kẻ bán,, nhiều xe cộ vô ra …thí lúc đó không biết cái gì sẽ xảy ra ..?…
Ngày hôm nay, thời thế có khác, chúng ta đã có chính quyền “của dân, do dân, vì dân”!. Những người lao động nghèo khổ buôn gánh, bán bưng, 6 giờ tối mới được xuống đường ngồi hai bên lề đường phố chợ để buôn bán …Chợ bây giờ mở rộng hơn, người buôn bán đông hơn và người buôn bán lề đường phố chợ cũng nhiều hơn, thậm chí cũng có “ca”… Các nhà quản lý đô thị có lẽ cũng đã thấy như vậy là không đẹp, chưa được văn minh nhưng vì cuộc sống của nguời lao động nên …cũng phải “ra tay cứu giúp”! Cuộc sống gia đình tôi cũng nhờ được ân huệ ấy chứ với đồng lương không đủ nuôi một con ăn học thì phải sống làm sao! Cái gì nhìn lâu ngày cũng thành quen ! NgườI lao động tiểu thương, có lẽ hàng năm không có ngày nghỉ! Chị em tiểu thương có sạp hàng buôn bán nhờ có “phố đi bộ” nên thứ bảy, chủ nhật được nghỉ ngơi sớm hơn; những “tiểu thương” buôn gánh, bán bưng càng phải bương chải nhiều hơn, cày cục vất vả hàng ngày để lo cho cuộc sống gia đình, lo cho con cái có cái ăn, cái học mong cho thế hệ mai sau của họ đỡ vất vả hơn, và, dù sao họ cũng có chút an ủi –những người lao động nghèo -cả người mua và người bán -mình phục vụ cho nhau, (!?).
Phố đi bộ ắt không phải dành cho nguời lao động nghèo, cũng chưa hẳn là dành cho người dân thành phố..! Tất cả vì sự nghiệp du lịch! Những ngày đầu khi mới ban hành chủ truơng”phố đi bộ”, sinh hoạt bị xáo trộn, nhiều tầng lớp nhân dân cũng có ý kiến đề nghị chính quyền, hội đồng nhân dân TP xem xét lại có nên hay không nên hình thành “phố đi bộ”, cần tổ chức như thế nào cho hợp lý, phù hợp với cuộc sống sinh hoạt bình thường của nhân dân…nhưng, thương cho những ông quan thường hay bị bệnh “lổ tai” cho nên đến hôm nay, dù sao chính quyền thành phố cũng đã duy trì được một nếp sống văn hóa mới: “ phố đi bộ” nhưng người dân thì không gọi như vậy, họ gọi đó là: phố …“cấm xe”! .
-Phố cấm xe vì đường phố ấy chỉ có thể đi bộ! Phố đi bộ vì không thể đi xe!. Mỗi đuờng phố trong thiết kế xây dựng đều dành những phần đường riêng cho người đi bộ và đi xe. Giao thông đô thị quy họach, xây dựng để đàm bảo cho cuộc sống, sinh hoạt bình thường của xã hội, cho mỗi con người được sống an tòan, sống đẹp, sống có văn hóa, “mình vì mọi người”, làm chủ, gìn giữ, xây dựng ngôi nhà thành phố!.Thành phố Hoa hôm nay có phố đi bộ! Phố ấy không chỉ là nơi buôn bán, mà hầu như là nhà ở của nhân dân với mọi sinh hoạt bình thường cuộc sống!

Không có nhận xét nào: