Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2008

ĐÚNG LÀ MỘT SỰ MẤT MÁT CỦA NHÂN DÂN

1. Cuộc đờI là vô thường. “ Sinh, Lão, Bệnh, Tử”, là con người có ai thoát ra khỏi quy luật ấy!. Có người “qua đời”-đi qua cuộc sống nhân gian -nhưng con người, xã hội vẫnmãi nhớ, khắc ghi, trân trọng, thương tiếc. Có những người “qua đời” không ai tiếc thương, thậm chí còn phỉ nhổ, hoặc, dù họ đang còn ở cõi nhân gian, giàu sang, quyền thế nhưng người ta coi họ như không còn sống, hoặc sống như một lũ quỹ ma, hại người, hại nước, hại dân. Lịch sử rất công bằng. Nhân dân rất rõ ràng, công tâm với những ai có công với dân, với nước và với những ai phản bội đất nước, đi ngược lạI quyền, lợI ích đất nước, nhân dân. Ông Võ văn Kiệt mất đi nhân dân thương tiếc, xã hội tiếc thương chính từ những gì cả cuộc đời ông đã vì dân, vì nước, một người đã góp phần quan trọng “kiến tạo” cho đất nước, đời sống nhân dân, cuộc sống xã hội có sự phát triển, dễ sống, dễ thở hơn trong cuộc sống làm người sau cái thời xã hội, con người nhìn tương lai không thấy đâu ánh sáng…

2. “Nhân vô thập tòan”! Đừng biến con người thành ông Thánh, rồi buộc người ta phải sống như ông Thánh, hoặc đã “lỡ” phong Thánh rồi lại buộc người ta cứ mãi phải đóng vai, dù cuộc đời này người ta đã đi qua ! Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng là một con người bình thường của xã hội, cũng “vô thập tòan” nhưng theo tôi, ông là người có TÂM với dân, với nước, đặt lợi ích nhân dân, dân tộc lên trên và cả cuộc đời đã không ngừng cống hiến. Xuất thân là một nông dân nghèo không có điều kiện để được trang bị đầy đủ tri thức theo hệ thống trường lớp nhưng ông lại có trí tuệ qua thăng trầm của cuộc đời, đất nước mà từ cái Tâm-Tâm sáng đã làm nên, có vậy mới thấy, mới hiểu, mới cảm, mới nhận, mới thu hút, đón nhận nhiều người đến với mình, cả những người là nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sỹ; những người lao động bình thường; những người già, tuổi trẻ…; Đã nghe, đã thấu, đã biết, đã hiểu, đã nói lên được những suy nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của dân tộc, nhân dân và ông đã ”hành” trong khả năng của mình; tạo niềm tin cho tuổi trẻ ( thế hệ thứ tư)- những người bắt đầu bước vào đời trong xã hội mới(!); những người sống, lớn lên trong xã hội miền Nam đối địch, những người “không tự mình chọn cửa sinh ra”, những người yêu nước, yêu dân không phải bằng một con đường duy nhất….nhưng ông cũng chỉ là Một con người; Một nhà lãnh đạo; Một trong những con chim én nhưng đã tự vươn lên để giương cánh đại bàng …

3. Xã hội Việt Nam mấy mươi năm qua, một xã hộI đất nước không bình thường!. Nhiều kẻ “nhân danh”. Cá nhân nhân danh; tập thể nhân danh; đương chức đương quyền nhân danh…vì dân, vì nước nhưng hành động lại luôn vị kỷ, cá nhân, lấy lợi ích riêng áp đặt lên cả lợi ích chung của đất nước, nhân dân. Nhân dân mất niềm tin bời vậy khi có người không còn đương chức về lại với nhân dân, có tiếng nói hợp ý nguyện nhân dân nhưng nhiều người nghi hoặc, dè bỉu, không tin - chỉ là một giuộc, vì sao khi đương quyền không làm, không nói, khi về với dân lại phê phán kẻ cầm quyền.!? Hoặc, khi đương quyền, đương chức sao họ quá u mê khi hết chức, hết quyền sao lại quá ư sáng suốt . Nếu khi họ còn chức còn quyền mà sáng suốt như vậy thì đỡ cho nhân dân, đất nước biết bao!….

Ở trong một xã hội “không bình thường” nên những chuyện ấy cũng rất là bình thường nhưng không phải ai không còn chức, còn quyền cũng đều sáng suốt, cũng có rất nhiều người khi về sống trong lòng nhân dân cũng vẫn tiếp tục u mê, vẫn cái tâm tăm tối. Sống với dân, trong dân nhưng vẫn tiếp tục ăn những cặn bả, giữ, bám víu cái quyền lợi nhỏ nhoi của mình; cũng có những kẻ rất ý thức về tham đắm nhưng cũng có những ngườI mê đắm rất vô tư…

Dân là gốc của xã hội. Xã hội không có dân chủ, quyền dân chủ của dân bị tước đoạt, chỉ là cái bánh vẻ…thì con người sống với dân hẳn khác khi sống với tầng lớp cai trị dân(!). Nếu họ là người đã có tâm thì khi về với dân họ như “cá gặp nước”, hoặc nếu họ có ý thức về lợi quyền của dân, của nước ắt hẳn họ phải biết ” sám hối” để sống trong “ bể nước nhân dân” nếu ngược lại, bọn họ lại như đám ong vò vẻ, càng khổ cho dân hơn…

4.Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất đi nhân dân tiếc thương và cảm thấy có một sự mất mát vì ông đã nói lên tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân! Tiếng nói của người “nguyên Thủ tướng, UV. Bộ chính trị” của ông có tiếng vang vọng lớn hơn người dân bình thường, nhỏ bé, hơn những ngườI yêu nước khác….. Những tiếng nói của ông dù không muốn nhưng người ta chừng mực cũng phải nghe, phải nghiên cứu... chứ không phải bỏ ngoài tai, quăng vào sọt rác.. Những tiếng nói kêu gọi về hòa giải hòa hợp dân tộc, đối thoại với người bất đồng chính kiến; tiếng nói kêu gọi thực hiện quyền dân chủ của nhân dân; chống tham nhũng, bảo vệ tiếng nói của giớI báo chí; tiếng nói phảI quan tâm đến đờI sống của nông dân, ý thức, tinh thần dân tộc; chăm lo thế hệ trẻ; tình cảnh và quyền của những người công nhân, các tầng lớp nhân dân trong xã hộI và những vấn đề nhạy cảm của xã hộI, đất nước...theo con đường của mình.. Ông đã nói lên một chân lý đơn giản-"Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả"! Chân lý ấy trong một xã hội không bình thường không phải ai cũng có ý thức, ai cũng có quyền nói, công khai để nói và để biến nó thành hiện thực trong cuộc sống xã hội Việt Nam ta hiện nay không phải là điều dễ dàng!

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt mất đi lúc này đúng là một mất mát của nhân dân, đất nước !

Không có nhận xét nào: