Thứ Hai, 28 tháng 7, 2008

HƯỚNG DƯƠNG RỒI LẠI NỞ HOA...

Tình cờ sau một tiệc cưới tôi gặp lại anh bạn cùng thời sau nhiều năm xa cách. Mảnh đất quê hương anh lớn lên đấu tranh, xây dựng không có bầu trời và mặt đất cho cây mọc anh phảI rờI xa thành phố. Nay nghỉ hưu anh về công tác tạI một trường ĐạI học Dân Lập ở quê nhà. Gặp lạI, vui, anh nhắc lạI chuyện tình đời và một câu hát từ ngày xưa tôi đã viết. Một câu hát, một hình ảnh và những ký ức từ một thờI tuổI trẻ..- “ … Dấu bom thù đã nở hoa Hướng Dương…..” !

I . Dấu bom thù đã nở hoa Hướng Dương .
Đó là thờI gian sau năm 1973, khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã được ký kết. Chúng tôi, những Giáo viên ( thờI trước, những thầy giáo dạy cầp 1 gọI là Giáo viên, dạy cấp II trở lên gọI là giáo sư, tên gọI chung là Giáo chức) gia đình đều ở Đà Lạt, cùng đi dạy học ở các trường tạI Quận Đức Trọng. Nhiều anh em chúng tôi lúc đó có người dạy học tại Đà Lạt, hoặc tại Đức trọng hoặc là Sinh viên đang theo học tạI trường Đại học Đà Lạt. Đa số chúng tôi cùng sinh hoạt trong Đoàn sinh viên Phật tử Đà Lạt, một Đoàn thể thuộc giáo Hội Phật Giáo Đà Lạt-Tuyên Đức; anh bạn tôi sinh hoạt và là thành viên sáng lập Đoàn kịch nói Thụ Nhân- trường Đại học Đà Lạt. Bề ngoài, chung tôi là những bạn bè, anh em, hay chơi với nhau, cùng sinh hoạt với nhau trong phong trào “tiến bộ”, đấu tranh đòi Hòa bình, Dân chủ, Độc lập, Tự do. Có những anh em đã từng bị bắt về tội xuống đường đấu tranh đòi hòa bình, hòa hợp. Mỗi ngườI thuộc những “hệ”, đường dây khác nhau, hoạt động tạI Đà Lạt nhưng tổ chức thì ở một địa phương khác. Chúng tôi có cảm nhận là “anh em” nhưng cũng có những ngộ nhận “đấu tranh “với nhau vì không biết “ái thật, ai giả”!. Chúng tôi “dân Đà Lạt” ngẫu nhiên lại gặp nhau cùng dạy học tại trường trung học Bồ Đề Tùng Nghĩa. Tất cả đều dạy giờ. Trong quá trình dạy học, cùng ở tạI Đức trọng, thường một tuần mớI về nhà một lần nên chúng tôi cũng có nhiều thời gian để sinh hoạt chung với nhau. Chúng tôi, những người tuổi trẻ, trên, duới tuổI 25 , có nhiều ước mơ , cùng có chung suy nghĩ về đất nước, về tuổi trẻ mà đốI tượng chúng tôi tiếp xúc hàng ngày là những học sinh. Xã hộI lúc đó, chúng tôi nhận thức - “Sự phân hóa tốI đa của xã hộI đã dồn con ngườI vào bước đường cùng không tìm ra lốI thóat. TuổI trẻ đang lịm dần, vắt cơn mê bằng những men cay của chất rượu nồng và chập chọa trước ánh đèn mờ ảo.TuổI trẻ không còn những sinh khí sôi động. Lý tưởng của tuổI trẻ được ngụy tạo bằng sự hưởng thụ, bằng lốI sống” duy cá nhân”, con ngườI như ngập lặn, ngộp thở trong sự phung phí vật chất tinh thần.
Học đường, nơi giáo dục không còn đủ khả năng che lấp sự trống vắng lạnh lùng vì chính những nhà giáo dục cũng không thoát khỏI đà dốc của tuổI trẻ. Tất cả như lao đầu một cách điên dạI vào vùng u minh, được hóa trang bằng nền văn hóa nô dịch, ngọaI lai, đi ngược dòng lịch sử. Con ngườI như đánh mất chính mình, đáng mất bản chất thật của ngườI Việt- một bản chất được thoát thai từ truyền thống bất khuất, kiêu hùng, vớI ý chí kiên cường sáng suốt, bằng tự hào dân tộc bốn nghìn năm”.

Để làm một việc gì đó có ý nghĩa thiết thực , bản thân chúng tôi lạI là những nhà giáo trẻ đứng trước hiện tình tuổI trẻ, đất nước quê hương “ may mắn thấy chút ánh sáng, không thể đứng nhìn một cách bình thản thực trạng bi đát ấy mà tim mình không rộn lên những rung động, nhộn nhịp. Bầu nhiệt huyết của tuổI trẻ sôi nồng lên, hòa nhịp vớI sự dâng tràn của niềm tin dân tộc. ..”( Bản tin Tổng đòan HSPT.TT Tháng 12/ 1974).


Ban tin HSPT


Sau nhiều lần trao đổi, mùa Hè năm 1974, chúng tôi ba người, thường xuyên sinh hoạt chung vớI nhau, anh Kh. dạy tại trường Trung học Phú Nghĩa, anh T. dạy trường trung học Đức Trọng và tôi đã thống nhất thành lập Tổng đoàn học sinh phật tử lấy tên là TUỆ TRUNG- Tên một vị Thiền sư đời nhà Trần; địa bàn hoạt động là Tuyên Đức, bước đầu tiên tổ chức thành lập là tại Đức trọng; đối tượng là học sinh các trường cấp II, III trên địa bàn. Để hoạt động chúng tôi dựa vào Giáo Hội. Trường trung học Bồ Đề Tùng nghĩa thuộc giáo Hội Phật Giáo Đức Trọng. Thầy Hiệu trưởng cũng là vị ĐạI Đức Chánh đại diện giáo hội tạI Đức Trọng nên cũng nhiều thuận lợi. Đoàn sinh ban đầu là những học sinh của chúng tôi ở các trường trung học Bồ Đề, Phú Nghĩa và trường trung học Đức trọng, trường công lập lớn nhất của Quận. Huynh trưởng dẫn dắt Tổng đoàn, chúng tôi mời những anh chị em, những giáo chức dạy ở các trường trên địa bàn, tất cả đều dân Đà Lạt, đã từng sinh hoạt trong các đoàn thể gia đình Phật tử, Học sinh phật tử, Sinh viên Phật tử, Hồng thập tự, Hướng đạo…. yêu thích hoạt động đoàn thể cùng tham gia . Chúng tôi tổ chức một khóa huấn luyện, chọn những học sinh năng động, có nhiệt tình, có nhận thức…để đào tạo những kỹ năng sinh hoạt đòan thể theo nguyên tắc dân chủ-tự quản, hàng độI tự trị để Toán trướng, toán phó. Trong Tổng đoàn, những anh em chủ chốt chúng tôi phân công nhau vào các chức trách- Tổng đoàn trưởng, Tổng đoàn Phó và các Ban của Tổng đoàn. Anh Kh.Tổng Đoàn trưởng -người bạn thân, hơn 33 năm sau chúng tôi vừa mớI gặp lại nhau khi anh đã nghỉ công tác, lúc đó, chúng tôi thường xuyên trao đổi với nhau về công việc chuẩn bị thành lập. Tôi là ngườI đang hoạt động công tác theo sự chỉ đạo của Thị Uỷ Đà Lạt, đội công tác sinh viên học sinh, chủ yếu trong giáo chức. Anh Kh. trong quá trình chuẩn bị thành lập, hàng tuần thường đi về Sài Gòn, nói rằng có công việc. Nhiều lần, bằng suy luận…và tự cười vui với mình!. Tôi đã biết anh thuộc một Hệ khác nhưng cũng là “anh em” với nhau thôi vì tôi hàng tuần cũng đều có “báo cáo” với tổ chức” về việc làm của mình… . Chúng tôi ngày càng gần gủi nhau hơn, ăn, ở, sinh hoạt chung với nhau…và qua đó, tôi đã trao đổI với các anh em hãy nhìn nhau cho đúng hơn! ( Sau 30/4/1975, gặp lại nhau . Nhóm các anh thuộc hệ an ninh T4- Sài Gòn-Gia Định !).....Anh em đề nghị tôi viết một ca khúc riêng cho Tổng đoàn. Một Đoàn Ca. - “Học sinh Phật tử Tuệ Trung hành khúc”. Ca khúc tôi viết hoàn thành cũng nhanh. Ngày tập hát đầu tiên đã tạo cho chúng tôi, tất cả Huynh trưởng, đoàn sinh nhiều cảm xúc như kết gắn vớI nhau lại. VớI tình cảm, nhận thức, chúng tôi đang đi trên đường quê hương đang còn chiến tranh. Hiệp định Paris đã được ký kết.Trong hai phe tham chiến, bốn thành phần. Ngoài Mỹ, 3 thành phần khác đều là VN. Mỹ cam kết rút quân hết khỏI Miền Nam. Các bên thực hiện chính sách hòa giảI hòa hợp dân tộc. Chuyển biến phù hợp vớI tình hình nhiệm vụ mớI, đặc san Tin Tưởng của của Đoàn SVPT Đà Lạt đổỉ tên thành Hòa Hợp. Các phong trào thanh niên, sinh viên học sinh, tuổI trẻ Miền Nam lúc đó tham gia các hoạt động phong trào đấu tranh đô thị thường dựa vào Nhà Chùa, tập hợp nhau lạI trong các tổ chức thuộc giáo hộI - là Sinh viên Phật tử, học sinh Phật tử…Nhân dân Việt Nam đa số theo Đạo Phật. Phật tử đa số là những ngườI thuần thành, những ngườI lao động, trí thức, thương gia, tiều thương, tiểu chủ. Tình yêu thương trong cộng đồng xã hộI, con ngườI như đều gắn kết máu thịt vớI đất nước, quê hương. Những ngườI phật tử cũng đã được ý thức, rèn luyện qua những thờI kỳ đấu tranh bảo vệ đạo pháp như thờI kỳ đấu tranh pháp nạn năm 1963, lật đổ chế độ Ngô đình Diệm; Bàn thờ Phật xuống đường năm 1966 …Phong trào Phật giáo phát triển mạnh mẽ khắp cả Miền Nam mà Đà Lạt là một trong những trung tâm đấu tranh. Phật giáo đồng hành cùng dân tộc. Tinh thần Phật giáo là tinh hoa, bản sắc văn hóa của dân tộc, đất nước, quê hương…Những bài học lịch sử trong nhà trường và thực tế cuộc sống bao đờI của từng gia đình đã xây dựng cho tuổI trẻ, những con em học sinh, sinh viên, trí thức phật tử có những tình cảm nhận thức gắn liền đạo pháp và dân tộc. Nếu không dựa vào nhà Chùa làm sao chúng tôi có chổ dựa trong đấu tranh! Đằng sau nhà chùa, các vị sư, tăng ni là một lực lượng phật tử đông đảo, giữ nhiều vai trò quan trọng toàn diện trong cuộc sống chính trị, kinh tế, văn hóa -xã hội…Chúng tôi là những người có ý thức về vai trò của mình, có cái nhìn tòan cục, hòa hợp hơn về tất cả các tôn giáo. Sự dấn thân của tuổI trẻ lúc đó cũng rất gần gủi vớI tên các vị Linh mục như Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Trương Bá Cần… cùng với tạp chí ĐốI diện ( Đứng dậy, Đồng dao…), tờ tạp chí đã giúp cho tuổI trẻ nhiều thông tin, tư liệu, tình cảm, nhận thức về cuộc chiến, về đất nước, quê hương…Bởi vậy, với những nhận thức ấy tôi đã suy nghĩ, gửi gắm nhiều tình cảm, niềm tin, hoài bảo với những học sinh, những người tuổI trẻ đang ngổi trên ghế nhà trường nhưng cũng đang chuẩn bị bước vào cuộc sống xã hộI đất nước chiến tranh..-” Học sinh Phật tử Tuệ Trung ta vươn lên như đóa Sen trong bùn tốI tăm. Ánh Đạo Vàng soi sáng, ngờI chân lý, ta bước đi gieo tình thương. TrờI Tổ Qúôc ta hôm nay đẹp tươi ánh nắng hồng chiếu dọi. Ta lên đường vì quê hương, vì tình thương, vì niềm tin sáng ngời. Ta bước đi trên đường quê hương, dấu bom thù đã nở hoa Hướng Dương…..Ta bước đi theo Trần Quốc Toản. TuổI trẻ mang dòng máu anh hùng. Ta bước đi trên đường tự nguyện. Bằng niềm tin chân lý quê hương. Ta bước đi tâm hồn ngờI sáng. Tình quê hương nồng thắm tuổI xuân.”
Trong Tổng đoàn ngoài trực tiếp là Đoàn trưởng một Đoàn sinh Nam, tôi làm trưởng Ban Tuyên huấn Tổng đoàn, phụ trách mọi công việc về hướng dẫn nhận thức tư tưởng cho đoàn sinh trong Tổng đòan. Thường trong những buổI sinh hoạt ( Sáng chủ nhật), sau những phần thủ tục cần thiết và các hoạt động, sinh hoạt của từng Đoàn, Tổng đoàn đều dành cho tôi thời gian khoảng 1 giờ để “nói chuyện” với toàn thể đoàn sinh. Tùy địa điểm sinh hoạt, khi tại khuôn viên Chùa, khi ngoài nhà Chùa. Chúng tôi ngồi xuống đất thành vòng tròn để tâm tình. Nội dung trao đổI rất linh hoạt, luôn gắn với tình cảm cuộc sống của lứa tuổi và tình hình đất nước như những chủ đề về Tình yêu, Tình bạn, về âm nhạc - sử ca, tranh đấu ca, nhạc “phản chiến”, “tiền chiến”, nhạc trẻ, kích động nhạc …”; về lòng yêu nước chống ngoạI xâm của tuổi trẻ Việt Nam qua những bài học lịch sử hào hùng của dân tộc, hoặc khi có lệnh tổng động viên năm 1974 tôi nói “Thanh niên và vấn đề cầm súng”…. Chúng tôi cũng thành lập những nhóm nhỏ, “cốt cán”, chuyền cho các em những tài liệu sách báo để cùng đọc, trao đổi. Chúng tôi là ngườI hướng dẫn…
Tuổi trẻ vẫn luôn dào dạt niềm tin vào chân lý quê hương. Bằng tình thương, luôn hướng về mặt trời vớI tình yêu nước nồng nàn. Chiến tranh Việt Nam vẫn đang còn tiếp diễn. TuổI trẻ chúng tôi vẫn tiếp tục đi trên con đường quê hương. Chúng tôi có niềm tin tưởng, lạc quan. Chúng tôi “đi trên con đường tự nguyện Bằng niềm tin chân lý quê hương..” -“ dấu bom thù đã nở hoa Hướng Dương… “! …

II. ‘ Hướng dương” rồI sẽ lại” nở hoa”!
1.Sau tháng Tư năm 1975, bộ máy nhà nước Sài gòn đã không còn, những tổ chức HộI, Đoàn cũng không còn hoạt động. Không phảI như những cuộc đảo chánh trước đây chỉ thay đổI bộ máy lãnh đạo bên trên, hạ tầng cơ sở, bộ máy nhà nước vẫn giữ nguyên. Chế độ mới tiến hành, thiết lập là một nhà nước “Cách Mạng”, đã thay đổI xã hộI tận gốc nên toàn bộ thiết chế xã hộI đã thay đổi, xây dựng mới. Nhân dân chờ đợi những điều tốt đẹp của xã hội mới. Một cuộc đổi đời.( Dù đã có “kinh nghiệm”! ).Những nhà lãnh đạo xã hộI mới tuyên bố- đây là chiến thắng chung của tòan thể dân tộc chúng ta!. Cảm động và có một chút hy vọng nhưng thực tế cuộc sống lại diễn ra không như lòng mong mỏi bình thường của con ngườI trong xã hội.. RồI, cũng may, đến cái thờI gọI là “đổI mới” (chứ không phảI là CM). Những cái đập CM tạo nên may ra được phá bỏ cho dòng nước tuôn trào. “ Nhìn thằng vào sự thật”!.“Dân chủ” được “hé mở”, rồI “mở rộng” cũng như bờ đập xả bỏ từng phần. Nếu không “đổI mới”. nếu cứ CM “thường trực” thì chắc cái đập đó cũng đã bị triều dâng, nước cuốn …Đến bây giờ “CM” cũng vẫn cứ “CM”, những cuộc “CM” vô thức, vị kỷ lại cứ tiến hành ; mọi nhiệm vụ công tác, phong trào…cũng đều là “CM”. Tất cả đều là CM. CM hàng ngày, hàng giờ. CM cứ liên tục.. mọI mặt kinh tế chính trị văn hóa xã hộI cứ cuộn lên, cuộn xuống, điên đảo, đảo điên. “Tham, sân, si, mạn nghị, ác kiến..” của con ngườI, của những “nhà CM” cũ, mới chạy theo đồng tiền, quyền lực, tập đoàn, phe phái nhũng nhiểu ngày càng bùng phát dữ dộI, tạo nên sự âm ỷ trong lòng đất nước như một …“tình thế…”(!)

2.Sau năm 1975 Tổng đòan HSPT chúng tôi cũng như tất cả các HộI Đòan khác đều tan rã, tất cả chỉ có các tổ chức của Đảng CS, của Nhà nước-Đoàn thanh niên công sản, HộI Liên hiệp thanh niên” .Tất cả thanh niên, tuổI trẻ bây giờ đều học và làm những nhà chính trị trẻ tuổI, làm độI “hậu bị” cho Đảng CS lãnh đạo toàn xã hộI !. Các đoàn thể trước đây đã nuôi dưỡng, tạo thế, tạo lực cho CM bây giờ không còn. Nhà nước mới không cho phép tồn tại. Tất cả thượng tầng, hạ tầng kiến trúc xã hộI chỉ một thành phần. Hoạt động tôn giáo cũng ngừng trệ, bị chính trị hóa. Nhiều gia đình không còn dám thờ tự, nhiều người, thậm chí cất đi cả bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên, họ vừa sợ vừa tỏ ra ta đây là “vô thần”, là CM, là CS. Những người tham gia hoạt động kháng chiến ở MN thì còn có hiểu biết nhưng không thể cưởng được hệ thống bộ máy, cơ chế theo chủ nghĩa vô thần. Những ngườI thuộc Cán bộ A ( miền Bắc XHCN) tăng cường thì chẵng biết tôn giáo, Phật Giáo là gì và những thực tế hoạt động của các tổ chức xã hộI, đoàn thể ở MN trước đây như thế nào. Cái gì cũng là địch. Ở Miền Bắc XHCN tôn giáo đã “dọn” tương đối “sạch” rồI. Đình, Chùa, Miếu mạo hầu như đã thành những kho HTX. “Tôn giáo là thuốc phiện” , nhân dân chỉ được dạy, được nghe còn có phảI là thuốc phiện hay không thì bản thân mỗi Phật tử, giáo dân tự biết ! Ngược lại, chế độ lại bắt nghiện một thứ thôi và muốn tạo nên một thứ thuốc phiện mớI!. …Cán bộ A vào làm sao biết được “xã hộI dân sự” miền Nam như thế nào. Các đòan thể miền Nam hoạt động ra sao!?. Các đòan thể MN tất cả đều là những tổ chức mang tính chất giáo dục, tự nguyện, rèn luyện, giáo dục con ngườI trở thành những công dân tốt, con ngườI hữu ích cho xã hộI. Không có tổ chức nào dạy con ngườI mất nhân tính, chống lạI xã hộị, chống lạI con ngườI. … Họ được đảm bảo các quyền tự do, dân chủ, ý thức công dân, làm chủ xã hộI theo quy định của Hiến pháp, Pháp Luật . Đòan thể hổ trợ cho nhà trường rèn luyện nhân cách, kỹ năng sống, tự tin, năng động, thích ứng nhanh vớI cuộc sống , tạo nên mốI quan hệ xã hộI giao lưu rộng hơn, không phảI trong phạm vi một trường… có như vậy, như trong phong trào thanh niên, SVHS “CM” mớI “lợI dụng” tạo nên nhiều tổ chức để hoạt động công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp …dù bị đàn áp, tù đày nhưng còn có tiếng nói công khai, tạo nên dư luận trong nước và thế giới…Có những ngườI đã dấu mình có đạo, đi đạo. Sợ cũng phảI. Chế độ không tin họ. Thanh niên theo đạo thiên chúa chỉ có quyền đi làm nghĩa vụ lao động chứ không thể đi làm nghĩa vụ quân sự. Những ngườI tham gia trong bộ máy Nhà Nước, Đảng, Đòan thể hầu như chăng ai dạI gì khai mình theo đạo này đạo khác. Mục về Tôn giáo trong bản khai Lý lịch đều bỏ trống hoặc viết chữ không…
Những ngườI tham gia hoạt động CM trong kháng chiến dựa vào Chùa nay đã có thái độ khác. ĐốI vớI Nhà Chùa các vị sư, Tăng..chẵng quan tâm, không chấp trước gì cái chuyện cuộc đời. Họ làm việc đạo chứ họ đâu làm chính trị. Chính trị lợI dụng tôn giáo chứ tôn giáo đâu có giành quyền lực chính trị với ai nhưng chính trị thì cứ sợ, cứ muốn nắm, chi phối… Cả một bộ máy nhà nước, nhà tù, súng ống trong tay cọng thêm cả một hệ thống chính trị “nhất nguyên” vậy mà lúc nào cứ nơm nớp lo sợ, “cảnh giác”..Tôn giáo bảo vệ giáo hữu của họ tất nhiên sẽ đụng chạm đến nhà nước. Quan hệ với nhà nước, Luật pháp là chuyên bình thường của mọi tổ chức, công dân trong xã hộI, vấn đề là có luật và luật như thế nào; thực thi luật pháp ra sao; quyền công dân trong xã hội được tôn trọng hay không?!.Tinh thần Thượng tôn pháp luật là ý chí và ý thức của mỗI công dân và những quan chức trong bộ máy nhà nước chứ không phảI riêng một bộ phận nhân dân, lực lượng xã hộI nào. NgườI công dân xã hộI phảI được “giáo dục công dân” từ trong nhà trường ( chứ không phảI giáo dục chính trị) để mỗI ngườI trở thành những công dân tốt của xã hộI, ý thức được những quyền tự do, dân chủ của mình( chứ không phảI dạy “bổ túc” bằng những pano, trướng, áp phích như quảng cáo) !

3. Đọc lạI những nhận định về tuổI trẻ và học đường từ Bản Tin của TĐ HSPT TT ( đã trích ở trên) về tuồI trẻ, học đường xã hộI MN trước đây rồI nhìn lạI thực trạng xã hộI hiện nay, chắc hẳn những ngườI có ý thức vớI đất nước không ai không có suy nghĩ và những nổI buồn…Cũng không khác gì thực trạng trong xã hộI “Mỹ-Ngụy” và càng tuột dốc hơn, xuống cấp trầm trọng hơn.. Bằng ý thức trách nhiệm của “sỹ phu” vớI tuổI trẻ- học đường, vớI nền giáo dục-xã hộI và tương lai đất nước, có lẽ và chắc chắn đa số ngườI Việt cả trong và ngoài nước sẽ tích cực “dấn thân” vớI nhiều hình thức, biện pháp, phương tiện mà thờI đạI hiện nay của thế giớI đã khác và tiến bộ hơn trước . Và, dù đã có nhiều tiếng nói xây dựng, rất có trách nhiệm, nhưng có lẽ do cơ chế xã hộI “thượng tầng kiến trúc”một thành phần nên tiếng nói như tan theo bọt nước biển Đông không như cái thờI “mông muộI” của một thờI tuổI trẻ khờ dạI của chúng tôi trong xã hộI cũ trước đây ít, nhiều cũng có một dòng suốI, con sông, biển Đông, bầu trời Tổ Quốc …để làm được một cái gì đó..

4.”Hoa Hướng Dương” vẫn luôn mọc, nở hoa quay về hướng Mặt Trời. Ngày xưa, trên con đường quê hương, ở một thờI điểm lịch sử của dân tộc, đất nước -”dấu bom thù đã nở hoa Hướng dương”! Ngày nay, phảI chăng là cái tâm u mê, tăm tốI, bị “tam độc – Tham, sân, si…”che mờ với sự độc quyền về quyền lực đã không bén rễ cho hoa mọc, vươn lên về phía ánh sáng mặt trời (!?) nhưng chúng tôi tin vào “chân lý quê hương”, vào tuơng lai dân tộc, tự hào về dân tộc và tuổi trẻ Việt Nam, tin tưởng-“Hoa Hướng dương” rồi sẽ lại” nở hoa”!…



TUE TRUNG HANH KHUC

Không có nhận xét nào: